U xơ tử cung bệnh học là một bệnh lý mà phụ nữ có thể gặp phải ở bất kỳ độ tuổi nào, tuy nhiên, nó thường gặp hơn ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, mang thai hoặc đang trải qua mãn kinh. Đây là những khối u lành tính, nhưng vẫn cần được chẩn đoán, điều trị kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Bạn đang đọc: U xơ tử cung bệnh học: Triệu chứng và cách điều trị
1. Định nghĩa u xơ tử cung bệnh học là gì?
U xơ tử cung bệnh học là các khối u lành tính thường gặp ở thành cơ tử cung hoặc trên bề mặt của nó. Chúng hình thành khi các tế bào cơ trơn chia nhánh nhiều lần, tạo ra một khối chất đàn hồi, vững chắc và tách biệt khỏi phần còn lại của tử cung. U xơ có thể phát triển thành một hoặc nhiều khối với kích thước đa dạng.
U xơ tử cung có thể xuất hiện ở bất cứ phụ nữ nào
Có ba dạng u xơ tử cung, bao gồm:
– U xơ dưới thanh mạc: Loại u xơ này phát triển từ tử cung và phát triển ra phía bên ngoài.
– U xơ trong vách (U kẽ): U xơ này hình thành và phát triển từ trong thành tử cung, có thể khiến tử cung phình to bất thường.
– U xơ dưới niêm mạc: Loại u này phát triển trong lớp niêm mạc tử cung, có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, gây vô sinh, sảy thai ở người mắc bệnh.
2. Nguyên nhân u xơ tử cung
Nguyên nhân gây ra u xơ tử cung hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng. Các giả thuyết được đưa ra bao gồm vai trò của estrogen và progesteron trong việc kích thích tế bào tăng trưởng thông qua yếu tố tăng trưởng biểu mô cũng như thuyết di truyền khi phát hiện các rối loạn nhiễm sắc thể trong khối u.
Ngoài ra, một số yếu tố dường như tăng nguy cơ mắc u xơ tử cung, bao gồm: tăng giảm cân đột ngột, viêm cổ tử cung và tử cung, căng thẳng kéo dài, sinh hoạt tình dục không an toàn, quan hệ tình dục quá sớm và mắc bệnh tuyến giáp.
Nếu u xơ tử cung không được phát hiện và điều trị sớm, chúng có thể phát triển thành khối u lớn hơn và biến chứng thành ác tính. Chọn phương pháp điều trị không phù hợp cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Việc nắm rõ thông tin và tìm hiểu về u xơ tử cung sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
3. Dấu hiệu và biến chứng của u xơ tử cung
3.1. Nhận biết dấu hiệu mắc u xơ tử cung bệnh học
U xơ tử cung có thể phát triển lớn hơn trong thời gian mang thai hoặc độ tuổi sinh đẻ. Các khối u nhỏ có thể tự giảm sau mãn kinh mà không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên, chúng cũng có thể phát triển lớn, lan vào ổ bụng hoặc gây áp lực lên trực tràng phía sau và bàng quang phía trước.
Khối u lớn có thể gây chèn ép vào các tĩnh mạch chậu và niệu quản. Đa số phụ nữ có u xơ tử cung không có triệu chứng rõ ràng, u xơ thường được phát hiện thông qua khám phụ khoa hoặc siêu âm. Một số trường hợp được phát hiện ngẫu nhiên khi đi khám vì vô sinh hiểm muộn.
Kinh nguyệt không đều, ra máu bất thường là biểu hiện của u xơ tử cung
Một số các dấu hiệu nhận biết u xơ tử cung bệnh học giúp bạn phát hiện sớm, tiếp nhận điều trị kịp thời:
– Kinh nguyệt không đều: Triệu chứng đầu tiên của u xơ tử cung có thể là rối loạn kinh nguyệt như: kinh nguyệt kéo dài, máu kinh nhiều hơn kèm theo mảnh mô vụn từ nội mạc tử cung hoặc xuất huyết bất thường.
– Đau bụng dưới: Khối u xơ lớn gây áp lực lên bụng khiến người bệnh cảm thấy đau ở vùng bụng dưới giống như đau kinh. Cơn đau có thể kéo dài hoặc chia thành từng cơn ngắn.
– Khí hư ra nhiều: Người bị u xơ tử cung có thể tiết ra nhiều khí hư bất thường, đặc biệt là có mùi hôi.
– Tiểu nhiều, đi liên tục: Khối u xơ lớn gây áp lực lên bàng quang dẫn đến tiểu nhiều và tiểu liên tục ở người mắc u xơ tử cung.
– Táo bón: Khi khối u ngày càng lớn sẽ chèn ép lên ruột, dạ dày, gây ra các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi, táo bón, đau khi đi đại tiện.
– Đau, chảy máu sau quan hệ tình dục, khó mang thai: Người mắc u xơ tử cung có thể gặp đau khi quan hệ không rõ nguyên nhân. Khi khối u lớn, người bệnh có thể cảm nhận được cục u cứng ở vùng bụng dưới, thiếu máu, chóng mặt, đau đầu, cơ thể mệt mỏi, gặp khó khăn trong việc thụ thai và dẫn đến vô sinh hiếm muộn.
3.2. Các biến chứng u xơ tử cung bệnh học
– Bệnh nhân mắc u xơ tử cung vẫn có khả năng mang thai và u xơ tử cung có thể tồn tại đồng thời với thai nghén. Tuy nhiên, điều cần lưu ý ở những phụ nữ này là nguy cơ cao hơn về sảy thai hoặc phát triển chậm của thai, đặc biệt khi u xơ tử cung quá lớn gây giảm lưu lượng máu đến rau thai.
– U xơ tử cung cũng có thể dẫn đến tình trạng thai chết lưu trong tử cung, mặc dù tỷ lệ này rất thấp. Những khối u xơ tử cung lớn có thể cản trở sự điều chỉnh của thai, gây ra ngôi thai bất thường, dễ dẫn đến đẻ non hoặc biến thành khối u tiền đạo trong quá trình chuyển dạ, làm tăng khó khăn trong việc sinh nở.
– U xơ tử cung cũng tăng nguy cơ chảy máu trong giai đoạn sổ rau, tỷ lệ này có thể cao hơn gấp đôi so với phụ nữ không mắc u xơ tử cung.
– Khối u xơ tử cung có thể gây tắc vòi tử cung, biến dạng buồng tử cung và giảm lưu lượng máu nuôi nội mạc tử cung, dẫn đến giảm khả năng thụ thai ở người bệnh.
4. Cách điều trị u xơ tử cung
4.1. Điều trị nội khoa
Do nguyên nhân gây ra u xơ tử cung chưa được xác định rõ ràng, việc điều trị căn nguyên của bệnh gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, một giả thuyết cho rằng estrogen đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành u xơ. Do đó, các thuốc kháng estrogen có thể được sử dụng để giảm kích thước, ngăn chặn sự phát triển của khối u và làm giảm các triệu chứng do u xơ tử cung gây ra.
4.2. Can thiệp mạch
Phương pháp can thiệp mạch là một kỹ thuật ít xâm lấn được áp dụng trong thời gian gần đây. Mục tiêu của phương pháp này là làm tắc động mạch tử cung hoặc tắc các mạch máu cung cấp cho khối u, khiến khối u thiếu máu nuôi dưỡng, giảm dần kích thước, có thể teo nhỏ hoặc hoại tử. Các bác sĩ có thể thực hiện điều này thông qua can thiệp điện quang hoặc mổ nội soi thắt động mạch tử cung.
Sau thủ thuật can thiệp mạch, phục hồi của người phụ nữ thường nhanh chóng hơn so với việc cắt bỏ tử cung hoặc bóc nhân xơ. Tuy nhiên, tỷ lệ biến chứng và số lần tái khám có xu hướng cao hơn.
4.3. Phẫu thuật
Điều trị ngoại khoa vẫn là phương pháp tiếp cận hiệu quả và triệt để nhất đối với bệnh nhân mắc u xơ tử cung. Điều trị nội khoa hiện nay chủ yếu đóng vai trò bổ trợ, chuẩn bị cho quá trình phẫu thuật.
Tìm hiểu thêm: Hiểu rõ nguyên nhân gây nấm âm đạo và cách phòng tránh
Phẫu thuật là phương pháp can thiệp điều trị triệt để u xơ tử cung
Có 2 phương pháp phẫu thuật chính được xử dụng:
– Phẫu thuật bóc nhân xơ.
– Phẫu thuật cắt bỏ tử cung.
5. Phòng tránh nguy cơ mắc u xơ tử cung
Do nguyên nhân gây ra u xơ tử cung chưa được xác định rõ ràng, việc tìm ra phương pháp phòng ngừa hoàn hảo cho bệnh này trở nên khó khăn. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy phụ nữ thừa cân và béo phì có nguy cơ mắc u xơ tử cung cao hơn, vì vậy những biện pháp phòng ngừa tốt nhất bao gồm:
– Kiểm soát và duy trì cân nặng ở mức hợp lý, phù hợp với chiều cao và độ tuổi.
– Thực hiện khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm các khối u, từ đó áp dụng các biện pháp quản lý và theo dõi phù hợp với tình trạng bệnh.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp u nang buồng trứng xuất hiện ở độ tuổi nào?
Chị em phụ nữ nên thực hiện khám phụ khoa định kì để phát hiện sớm dấu hiệu bất thường
Khám sức khỏe định kì không chỉ giúp phát hiện bệnh sớm mà còn giúp bạn thay đổi lối sống, sinh hoạt, dinh dưỡng phù hợp nhất ở thời điểm thực hiện. Đối với chị em phụ nữ việc khám sức khỏe sinh sản nên được thực hiện thường xuyên tại các cơ sở y tế uy tín.
Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đang là địa chỉ đáng tin cậy của nhiều chị em khi tới thăm khám sản phụ khoa. Sở hữu đội ngũ bác sĩ sản phụ khoa dày kinh nghiệm hàng đầu tiện nay luôn là “tiêu chí” mà khách hàng đặc biệt yêu thích tại TCI. Hãy để lại thông tin và tình trạng của bạn để được chúng tôi hỗ trợ nhanh nhất.