Bệnh học viêm âm đạo: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Bệnh học viêm âm đạo là một tình trạng viêm nhiễm phổ biến ở phụ nữ, ảnh hưởng đến chức năng bộ phận sinh dục và gây ra các triệu chứng như tiết dịch, ngứa, rát, đau nhức khó chịu. Tình trạng này thường là kết quả của việc thiếu hiểu biết về chăm sóc sức khỏe sinh sản và không đề phòng các yếu tố nguy cơ từ môi trường xung quanh.

Bạn đang đọc: Bệnh học viêm âm đạo: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

1. Bệnh học viêm âm đạo là gì?

1.1. Nguyên nhân của bệnh học viêm âm đạo

1.1.1. Viêm âm đạo do nấm Candida
Viêm nhiễm âm đạo do nấm Candida là bệnh lý được gây ra bởi loài nấm cùng tên, chúng tồn tại trong miệng và đường tiêu hóa của cả nam và nữ. Mặc dù sự hiện diện của chủng nấm trong âm đạo là bình thường, nhưng một số tác động từ bên ngoài có thể khiến chúng gây ra nhiễm trùng.

Bệnh học viêm âm đạo: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Bệnh viêm âm đạo nguyên nhân do nấm Candida rất phổ biến

Các yếu tố có thể dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng bao gồm:
– Sử dụng thuốc kháng sinh.
– Mang thai.
– Sự thay đổi nồng độ hormone.

​Thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt các vi khuẩn “thân thiện” với âm đạo, làm mất cân bằng và tạo điều kiện cho nấm Candida phát triển vượt mức bình thường.
1.1.2. Viêm âm đạo do vi khuẩn
Viêm âm đạo do vi khuẩn (BV) là một loại nhiễm trùng âm đạo phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Bệnh này xuất hiện khi một số vi khuẩn bình thường sinh sống trong âm đạo phát triển quá mức, gây rối loạn cân bằng pH âm đạo và dẫn đến viêm nhiễm khu vực này.
Khi mắc viêm âm đạo do vi khuẩn, bạn có thể nhận thấy dịch âm đạo có mùi khác thường (thường là mùi tanh), đặc tính loãng và màu trắng đục. Mùi này thường rõ ràng hơn sau quan hệ tình dục.
1.1.3. Nhiễm các khuẩn trichomonas, chlamydia hoặc viêm âm đạo do virus
Trichomonas
Bệnh Trichomonas được gây ra bởi sinh vật đơn bào Trichomonas vaginalis. Khi sinh vật này xâm nhập âm đạo, dịch màu vàng xanh có bọt và mùi hôi sẽ xuất hiện. Ngoài ra, phụ nữ bị viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis còn có triệu chứng ngứa, đau âm đạo và âm hộ, cảm giác nóng rát khi đi tiểu, khó chịu ở bụng dưới, đau khi quan hệ tình dục. Sau mỗi chu kì kinh, người bệnh sẽ thấy các triệu chứng này rõ ràng và trở nặng hơn.
Chlamydia
Chlamydia là bệnh lây nhiễm do hoạt động quan hệ tình dục không an toàn. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ bị nhiễm chlamydia không có triệu chứng, khiến việc chẩn đoán khó khăn. Một số người có thể thấy dịch âm đạo bất thường, chảy máu nhẹ (đặc biệt sau quan hệ tình dục), đau bụng dưới và vùng chậu.
Viêm âm đạo do virus
Virus là nguyên nhân phổ biến gây viêm âm đạo, trong đó virus herpes simplex (HSV) gây nhiễm trùng herpes là thường gặp nhất. Bệnh này lây qua đường tình dục, triệu chứng đau kèm theo vết loét ở khu vực âm đạo. Có những vết loét nằm bên trong âm đạo, chỉ thấy khi khám phụ khoa bằng mỏ vịt chuyên dụng.
Virus HPV
HPV là một nguồn lây nhiễm virus khác ở âm đạo, gây ra các nốt mụn cóc ở âm đạo, trực tràng, âm hộ hoặc bẹn, gây đau đớn cho người bệnh. Chúng thường có màu từ trắng đến xám, đôi khi chuyển sang màu hồng hoặc tím.
1.1.4. Viêm âm đạo không lây nhiễm
Một số chị em thường xuyên cảm thấy ngứa, rát và thậm chí có dịch âm đạo tiết ra nhiều, nhưng khi được khám, không phát hiện dấu hiệu của viêm nhiễm khu vực sinh dục.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Hen suyễn có nguy hiểm không

Bệnh học viêm âm đạo: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Bệnh lý viêm âm đạo có thể mắc ở bất cứ chị em nào, từ độ tuổi sinh sản đến mãn kinh

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường là do cơ thể phản ứng, dị ứng bởi các sản phẩm như thuốc xịt, dung dịch vệ sinh phụ nữ, tampon, cốc nguyệt san,… Ngoài ra, nếu vùng da quanh âm đạo của bạn nhạy cảm với xà phòng, kem dưỡng da, chất bôi trơn, các sản phẩm khử mùi,.. cũng có thể là nguyên nhân gây ra viêm âm đạo không lây nhiễm.
Các triệu chứng của tình trạng này bao gồm việc âm đạo tiết ra dịch nhiều, đặc, có màu sắc từ vàng đến xanh. Phụ nữ đến thời kì mãn kinh sẽ gặp tình trạng này phổ biến hơn.

1.2. Biểu hiện của bệnh học viêm âm đạo

Âm đạo của phụ nữ thường tiết ra dịch màu trắng trong hoặc hơi đục, đó là cơ chế tự làm sạch của cơ thể, giúp loại bỏ tế bào chết và ngăn ngừa nhiễm trùng, vi khuẩn xâm nhập. Dịch tiết âm đạo bình thường không gây đau hay ngứa, lượng dịch tiết ra có thể thay đổi tùy thời điểm.
Tuy nhiên, nếu bạn gặp các triệu chứng sau, có thể bạn đang bị viêm nhiễm vùng kín:
– Thay đổi màu, mùi, lượng dịch tiết ra từ âm đạo: dịch màu vàng hoặc trắng đục, có mùi hôi, tiết ra nhiều.
– Ngứa hoặc kích ứng âm đạo.
– Đau khi quan hệ tình dục.
– Rát, buốt khi đi tiểu.
– Chảy máu âm đạo nhẹ.

2. Khi nào cần điều trị bệnh viêm âm đạo?

Bệnh học viêm âm đạo có thể ảnh hưởng nhiều tới chức năng của cơ quan sinh dục, đồng thời là khả năng sinh sản trong tương lai của bạn. Vì vậy, ngay khi gặp bất cứ dấu hiệu bất thường bạn nên tìm tới các cơ sở y tế uy tín, chất lượng để được tư vấn, thăm khám, xử lý kịp thời.
Đồng thời, việc điều trị dứt điểm đòi hỏi sự hợp tác rất lớn từ phía người bệnh. Bạn nên tuân theo phác đồ từ bác sĩ để mau chóng chữa khỏi bệnh, hồi phục và quay trở lại sinh hoạt thường ngày.

3. Bệnh học viêm âm đạo điều trị thế nào?

Điều trị viêm âm đạo phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này:
– Nhiễm trùng do vi khuẩn: Thường được điều trị bằng kháng sinh dưới dạng viên uống, thuốc bôi, hoặc thuốc đặt âm đạo.
– Nhiễm trùng nấm men: Điều trị bằng thuốc kháng nấm đặt trực tiếp vào âm đạo, kết hợp với việc giữ vệ sinh ngoài bộ phận sinh dục và quần lót sạch sẽ.

Bệnh học viêm âm đạo: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

>>>>>Xem thêm: Khí hư dạng bột – biểu hiện bất thường về sức khỏe cần chú ý

Viêm âm đạo cần được khám xét kĩ càng để đưa ra phương án điều trị tốt nhất

– Bệnh Trichomonas: Thường điều trị bằng kháng sinh đơn dòng đường uống, yêu cầu thời gian điều trị dài hơn do bệnh dễ tái phát. Các bệnh viêm âm đạo do lây truyền qua đường tình dục như Trichomonas hay lậu thường cần điều trị đồng thời ở cả nam giới.
Một số thuốc điều trị viêm âm đạo không được sử dụng ở phụ nữ mang thai do lo ngại về tác dụng phụ đối với sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, bạn không nên tự mua thuốc mà nên sử dụng theo đơn kê của bác sĩ.

4. Làm thế nào để phòng ngừa viêm âm đạo tái phát?

Để phòng ngừa viêm âm đạo cũng như viêm nhiễm vùng kín, hãy ghi nhớ một số điều sau đây:
– Tránh tắm bồn, đặc biệt là bồn nước nóng, thay vào đó bạn hãy tắm xả bằng vòi hoa sen.
– Sau khi tắm, xả sạch xà phòng/sữa tắm khỏi vùng kín. Tránh sử dụng xà phòng có tính tẩy rửa mạnh như: xà phòng khử mùi, kháng khuẩn hoặc gel tắm tẩy tế bào chết dạng hạt.
– Giữ vùng kín luôn khô ráo để ngăn ngừa kích ứng.
– Lau từ trước ra sau sau khi đi vệ sinh để tránh lây lan vi khuẩn từ hậu môn vào âm đạo.
– Không nên thụt rửa vùng kín, chỉ cần tắm rửa hàng ngày. Thụt rửa nhiều lần không có lợi cho việc ngăn ngừa nhiễm trùng âm đạo mà có thể tiêu diệt các sinh vật có ích, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
Trên đây bài viết đã cung cấp các thông tin chi tiết về bệnh học viêm âm đạo để bạn đọc tự bổ sung kiến thức sức khỏe sinh sản cho bản thân, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Để được tư vấn, khám và điều trị bệnh phụ khoa cùng các bác sĩ giàu kinh nghiệm, hãy để lại thông tin để Thu Cúc TCI hỗ trợ bạn nhanh nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *