Những lưu ý khi chăm sóc trẻ sổ mũi

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ sổ mũi gồm: Không tự ý dùng kháng sinh, không tự ý mua thuốc trị sổ mũi cho trẻ, không xông mũi cho trẻ tại nhà, không xịt rửa mũi quá nhiều lần trong ngày, tránh cho trẻ ngoáy mũi…

Bạn đang đọc: Những lưu ý khi chăm sóc trẻ sổ mũi

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ sổ mũi

Không tự ý mua thuốc trị sổ mũi cho bé
Đây là thói quen của rất nhiều bà mẹ. Hễ thấy con bị sổ mũi là vội vàng ra hiệu thuốc kể triệu chứng và mua thuốc về cho con uống. Đây là một sai lầm lớn có thể gây hại cho trẻ. Các bác sĩ khuyến cáo: Việc lạm dụng thuốc đặc biệt là các thuốc kháng histamin nếu không dùng đúng liều lượng, phù hợp cho từng nhóm tuổi, bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Thuốc chứa corticoid dùng sai cách sẽ gây ra biến chứng ức chế vỏ thượng thận, tiết hormone tăng giữ muối, nước, ứ đọng mỡ, tăng đường huyết…

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ sổ mũi

Khi trẻ bị sổ mũi, cha mẹ không nên tự ý dùng thuốc cho con mà phải đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.

Do đó, cha mẹ cần đưa con đi khám để được chẩn đoán và dúng thuốc theo kê đơn của bác sĩ để điều trị hiệu quả ngay từ đầu, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Không xông mũi cho bé tại nhà
Để giúp bé dễ chịu hơn khi bị sổ mũi, nhiều mẹ thường tự ý xông mũi cho con tại nhà. Xông mũi nếu làm sai cách, trẻ sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Bởi trong một vài loại thuốc xông mũi chứa kháng sinh, dùng lâu ngày rất dễ gây xơ cứng cuống mũi, làm tổn thương niêm mạc mũi, dễ nhiễm trùng và một số bệnh hô hấp khác.
Ngoài ra, dùng thuốc quá liều còn gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng như tăng hoặc hạ huyết áp, run tay chân, tăng nhịp tim, gây co thắt, bệnh tim mạch, nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến tử vong.

Tìm hiểu thêm: Viêm phổi cấp tính có nguy hiểm không?

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ sổ mũi

Không hút, rửa mũi quá nhiều lần trong ngày.

Không xịt rửa mũi cho bé quá nhiều
Tuyệt đối không nên xịt, rửa mũi cho trẻ quá nhiều lần trong ngày. Mũi có cơ chế tự làm sạch, rửa nhiều lần làm mất chất nhầy tự nhiên trong khoang mũi, gây khô mũi, nhiễm khuẩn, tổn thương niêm mạc mũi. Do đó, không nên lạm dụng phương pháp này, để giữ chất nhầy tạo độ ẩm, ngăn chặn bụi bẩn, cải thiện bệnh tình ổn định hơn.
Không trị bệnh theo mẹo dân gian
Nếu thấy con sổ mũi kéo dài, thăm khám bác sĩ là giải pháp tốt nhất thay vì làm theo một số mẹo dân gian không rõ nguồn gốc.

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ sổ mũi

>>>>>Xem thêm: Yếu tố gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Vệ sinh miệng, súc nước muối sinh lý để ngăn ngừa bệnh lây sang họng.

Không để trẻ ngoáy mũi
-Cho trẻ ngủ ở môi trường thoáng mát, nhiệt độ phòng tốt nhất 27-28 độ C. Nếu phòng để quạt nên để số vừa phải, để khoảng cách xa vừa đủ dưới chân.
-Đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đưởng để hạn chế sự xâm nhập của bụi bặm, vi khuẩn.
-Vệ sinh miệng, súc nước muối sinh lý để ngăn ngừa bệnh lây sang họng.
-Tránh đừng để trẻ ngoáy mũi nhiều.
-Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc kháng sinh, thuốc không rõ nguồn gốc.

Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần giải đáp thêm về những lưu ý khi chăm sóc trẻ sổ mũi, bạn đọc vui lòng liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc  theo số điện thoại 1900 55 88 92 hoặc hotline: 0936 388 288.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *