Bệnh u xơ tử cung là một vấn đề sức khỏe phổ biến ở nữ giới, tuy nhiên, rất ít người hiểu rõ về tình trạng này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về bệnh u xơ tử cung, triệu chứng, nguyên nhân và các phương pháp chẩn đoán, điều trị.
Bạn đang đọc: Hiểu rõ về bệnh u xơ tử cung: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
1. Tìm hiểu về bệnh u xơ tử cung
1.1. Triệu chứng bệnh u xơ tử cung
U xơ tử cung là một bệnh mà chị em phụ nữ thường gặp phải, bệnh này đặc trưng bởi các khối u hình thành bên trong thành tử cung. Triệu chứng của bệnh này có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc vào kích thước, vị trí và số lượng của u xơ.
Triệu chứng của bệnh u xơ tử cung có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng u xơ
Đối với những u xơ tử cung lớn, có thể xuất hiện nhiều triệu chứng đặc trưng, bao gồm:
– Làm tăng lượng máu kinh và kéo dài thời gian của chu kỳ kinh nguyệt.
– Có thể tác động đến sự đều đặn của chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng.
– Có thể gây ra đau và áp lực ở vùng chậu.
– Gây xuất hiện máu giữa chu kỳ kinh nguyệt mà không theo quy luật nào.
– Chèn ép bàng quang gây đi tiểu thường xuyên hơn.
– Có thể tác động đến hệ tiêu hóa, gây ra tình trạng táo bón.
– Quan hệ tình dục đau và có thể chảy máu trong khi quan hệ.
– Đau lưng dưới cũng là một triệu chứng phổ biến của u xơ tử cung khi u xơ ảnh hưởng đến tử cung và các cơ quan xung quanh.
– Áp lực của u xơ có thể tạo ra cảm giác đầy bụng và chướng bụng.
– Có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai ở một số phụ nữ.
– Một số phụ nữ có thể trải qua tình trạng ra khí hư nhiều hơn bình thường khi mắc bệnh u xơ tử cung này.
Sau thời kỳ mãn kinh, khi lượng hormone giảm, các triệu chứng của u xơ tử cung có thể giảm nhẹ ở một số phụ nữ. Tuy nhiên, việc đánh giá và điều trị chính xác vẫn là quan trọng để giảm bớt tác động tiêu cực của u xơ đối với sức khỏe.
1.2. Nguyên nhân gây ra bệnh u xơ tủ cung
Nguyên nhân gây u xơ ở cổ tử cung vẫn đang là một chủ đề được nghiên cứu và chưa được xác định nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên, hiện nay đã có một số giả thuyết và yếu tố được xem là có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh u xơ tử cung, bao gồm:
– Nội tiết tố: Một số giả thuyết cho rằng u xơ cổ tử cung liên quan chặt chẽ đến nội tiết tố, đặc biệt là estrogen và progesteron. Các hormone này có thể góp phần vào tăng trưởng biểu mô gây ra u xơ tử cung.
– Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người mẹ, hoặc chị em, hoặc người thân từng mắc u xơ tử cung, thì nguy cơ mắc u xơ của bạn và những người khác trong gia đình cũng tăng lên.
– Tác động của các chất tăng trưởng: Các chất trong cơ thể như yếu tố tăng trưởng giống insulin có thể thúc đẩy sự phát triển của u xơ tử cung.
Ngoài ra, một số người thuộc nhóm đối tượng dưới đây cũng có thể có nguy cơ cao mắc bệnh u xơ tử cung, bao gồm:
– Phụ nữ sau độ tuổi 30 đến tuổi mãn kinh. Sau giai đoạn này, u xơ xuất hiện ít hơn hoặc khối u có xu hướng giảm kích thước.
– Phụ nữ gốc Phi có khả năng cao hơn về nguy cơ mắc bệnh u xơ tử cung so với các nhóm dân tộc khác.
– Phụ nữ thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ mắc bệnh u xơ tử cung cao hơn, đặc biệt là ở những người có cân nặng quá mức.
2. Chẩn đoán u xơ tử cung
Phương pháp chẩn đoán nhân xơ tử cung thường là sự kết hợp giữa kiểm tra lâm sàng và các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh.
2.1 Phương pháp lâm sàng
Khi bạn đi kiểm tra sức khỏe, bác sĩ có thể sờ thấy một cục cứng ở vùng bụng dưới.
2.2 Chẩn đoán hình ảnh
Siêu âm: Siêu âm tử cung là phương pháp chẩn đoán phổ biến trong việc phát hiện u xơ tử cung. Bác sĩ có thể sử dụng siêu âm qua bụng hoặc siêu âm đầu dò qua âm đạo. Đối với siêu âm bụng, bệnh nhân thường được khuyến nghị nhịn tiểu để làm đầy bàng quang, giúp chẩn đoán khối u được thực hiện chính xác hơn. Đối với siêu âm đầu dò âm đạo, bệnh nhân được khuyến nghị đi tiểu trước khi thực hiện siêu âm.
Tìm hiểu thêm: “Mách” chị em phòng khám phụ khoa tốt nhất tại Hà Nội
Siêu âm tử cung là phương pháp phổ biến trong chẩn đoán u xơ tử cung
Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI là một phương pháp chẩn đoán đặc biệt hữu ích trong việc kiểm tra và đánh giá chi tiết về kích thước, số lượng và vị trí của các u xơ tử cung. Mặc dù chi phí của MRI thường cao hơn so với siêu âm, nhưng nó mang lại thông tin chi tiết và đáng tin cậy về u xơ, giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán và lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả.
3. Phương pháp điều trị u xơ tử cung
Phương pháp điều trị u xơ tử cung thường được cá nhân hóa dựa trên các yếu tố như kích thước, số lượng, vị trí của u xơ, triệu chứng, và kế hoạch sinh sản của bệnh nhân. Dưới đây là một số phương pháp điều trị u xơ phổ biến được áp dụng:
– Theo dõi: Nếu u xơ không gây ra triệu chứng và không có ảnh hưởng đến sức khỏe, bác sĩ có thể quyết định theo dõi sự phát triển của u xơ mà không áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào.
– Sử dụng thuốc: Các loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc viên nội tiết tránh thai, progestogens, GnRH đồng vận,… có thể được kê đơn để kiểm soát kích thước của u xơ và giảm các triệu chứng như kinh nguyệt nhiều hoặc đau bụng.
– Nút mạch u xơ tử cung (Uterine artery embolization -UAE): Phương pháp phẫu thuật nhằm làm tắc nghẽn các mạch máu đến u xơ, giúp làm giảm kích thước của chúng và giảm triệu chứng.
– Phẫu thuật loại bỏ u xơ: Nếu u xơ gây ra các triệu chứng nặng hoặc gây nguy cơ cho sức khỏe của bệnh nhân, phẫu thuật loại bỏ u xơ có thể được thực hiện. Các phương pháp phẫu thuật bao gồm phẫu thuật bóc tách u xơ giữ lại tử cung, hoặc phẫu thuật cắt u xơ và tử cung bán phần, hoặc phẫu thuật cắt toàn bộ u xơ và tử cung.
>>>>>Xem thêm: Khám và hỗ trợ điều trị bệnh viêm phế quản cấp
Phẫu thuật là phương pháp giúp điều trị triệt để u xơ tử cung
Quyết định lựa chọn phương pháp điều trị nào cần được thảo luận giữa bác sĩ và bệnh nhân, đồng thời cân nhắc đến những yếu tố như mong muốn về sinh sản và bảo tồn tử cung. Việc đánh giá và lựa chọn phương pháp phù hợp sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Để được hỗ trợ thông tin chi tiết về u xơ tử cung cũng như phương pháp điều trị, bạn đọc vui lòng liên hệ tới Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được hỗ trợ.