Viêm phế quản mạn tính nên ăn gì là thắc mắc chung của nhiều người khi mắc bệnh. Bên cạnh việc dùng thuốc thì chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp cải thiện sớm tình trạng bệnh.
Bạn đang đọc: Viêm phế quản mạn tính nên ăn gì?
Cũng tương tự như một số chứng bệnh khác, người bị viêm phế quản mạn tính cũng chịu khá nhiều tác động của chế độ ăn uống. Theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia y tế, tình trạng nhẹ đi hay nặng hơn của viêm phế quản có mối quan hệ mật thiết với chế độ ăn uống hàng ngày. Vì thế người bệnh cần tuân thủ theo những nguyên tắc ăn uống nhất định.
1. Viêm phế quản mạn tính nên ăn gì?
Nguyên tắc ăn uống đối với bệnh nhân viêm phế quản là: dùng những món giàu dinh dưỡng, nhẹ, sữa bò, sữa đậu nành, đậu phụ, trứng gà…
Người bệnh nên ăn nhiều trái cây và rau xanh: Trái cây và rau xanh giúp cung cấp lượng vitamin cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra các loại vitamin như vitamin C, E, A có tác dụng làm giảm tình trạng viêm ở phế quản, tình trạng khó thở của bệnh nhân.
Nên ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu như gạo, bột mì, ngũ cốc…
Các sản phẩm từ sữa rất giàu vitamin D, canxi, và protein là nguồn dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho cơ thể. Bệnh nhân viêm phế quản mạn tính nên tiêu thụ nhiều các sản phẩm từ sữa (tuy nhiên cần chú ý các sản phẩm sữa đó phải có hàm lượng chất béo thấp).
Tìm hiểu thêm: Biến chứng viêm phế quản cấp tiến triển thành mạn tính
Uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể đào thải các độc tố khỏi cơ thể một cách dễ dàng hơn. Uống nhiều nước sẽ giúp giảm tình trạng viêm, khô họng của bệnh nhân.
Bên cạnh những thực phẩm nên bổ sung trong bữa ăn hàng ngày, người bệnh viêm phế quản mạn tính nên tránh:
Tránh hoặc hạn chế tối đa các món rán, xào bởi nó là thủ phạm làm tăng triệu chứng khó thở ở bệnh nhân viêm phế quản mạn tính.
Hạn chế lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày. Thừa muối sẽ dẫn tới tình trạng cơ thể tích lũy chất lỏng. Khi đó các mô phế quản cũng hấp thụ chất lỏng, làm tình trạng viêm phế quản mạn tính gia tăng, đồng thời quá trình sản xuất chất nhầy cũng tăng theo. Muối có nhiều trong các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn đông lạnh, đồ ăn đóng hộp.
Nên giảm lượng đường trong chế độ ăn, bởi bệnh nhân viêm phế quản mạn tính bởi nếu thường xuyên ăn các loại đồ ăn như bánh kẹo, nước ngọt… làm gia tăng hiện tượng khó thở.
>>>>>Xem thêm: Những bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ khi giao mùa
Kiêng ăn các đồ cay nóng như ớt, hạt tiêu,… vì những đồ ăn này dễ gây kích thích niêm mạc phế quản mạn tính gây ho, khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Nên tránh uống rượu vì rượu làm gia tăng tình trạng viêm phế quản. Đặc biệt, không nên uống rượu trước khi đi ngủ vì sẽ làm liệt trung khu hô hấp, dễ gây loạn nhịp thở hoặc ngừng thở dẫn đến nguy hiểm tới tính mạng.
2. Lời khuyên của các chuyên gia
Với viêm phế quản mạn tính khó điều trị khỏi hoàn toàn, bệnh hay tái phát lại ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Do đó, người bệnh cần theo dõi tình trạng sức khỏe và đi tái khám định kỳ, tuân thủ đúng đơn thuốc, liều lượng và thời gian chữa trị của bác sĩ. Đồng thời có chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập thể dục thể thao hợp lý sẽ giúp cải thiện dần tình trạng bệnh.