Trĩ là bệnh lý thường gặp ở vùng hậu môn, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nhiều người không điều trị bệnh trĩ sớm là do chủ quan khi bệnh nhẹ, ít ảnh hưởng. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn sai lầm và vô tình khiến bệnh nặng hơn.
Bệnh trĩ là gì?
Trĩ là bệnh do có sự dãn quá mức các tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng, đặc biệt có sự phình tĩnh mạch các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn đưa đến hình thành búi trĩ.
Bạn đang đọc: Điều trị bệnh trĩ thường gặp ở vùng hậu môn
Trĩ là bệnh do có sự dãn quá mức các tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng, đưa tới hình thành các búi trĩ
Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà có cách điều trị phù hợp. Bệnh trĩ ở cấp độ 1 và 2 được xem là nhẹ, người bệnh thường có các triệu chứng: đau và có khi chảy máu khi đại tiện, ngứa hậu môn, tiết dịch gây viêm da, ngứa và ướt viêm quanh hậu môn.
Bệnh trĩ ở cấp độ 3 và 4 được xem là nặng, búi trĩ bên trong (nằm trên cơ thắt hậu môn, còn nằm bên trong không thò ra ngoài gọi là trĩ nội) bị sa quá mức gây nghẹt hay tắc mạch gây nứt, áp-xe hậu môn, hoặc búi trĩ lòi ra bên ngoài (trĩ ngoại) bị tổn thương nhiễm trùng gây lở loét, xuất huyết trầm trọng hay tạo thành những cục máu đông nằm trong búi trĩ, có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm.
Điều trị bệnh trĩ
Trong trường hợp bị trĩ nhẹ, có thể dùng thuốc để trị. Có 2 loại thuốc dùng trị trĩ: loại thuốc viên dùng uống và loại cho tác dụng tại chỗ là thuốc mở dùng bôi hoặc thuốc đạn đặt vào trong hậu môn.
Tìm hiểu thêm: Bệnh trĩ uống thuốc gì và những điều cần lưu ý khi sử dụng
Trong trường hợp bệnh nhẹ, có thể dùng thuốc để điều trị bệnh trĩ
Thuốc viên uống trị trĩ thường chứa các dược chất có tác dụng làm bền chắc thành tĩnh mạch, trị chứng suy giãn tĩnh mạch. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thêm các thuốc khác như: kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, thuốc trị táo bón… Người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, dùng đủ và đúng thuốc, đặc biệt, kiên trì dùng thuốc kéo dài đủ thời gian.
Còn thuốc cho tác dụng tại chỗ (các thuốc mỡ bôi ngoài hay thuốc đạn đặt trong hậu môn) thường dùng các chất bôi trơn, các chất làm mềm và dịu da (muối bismuth, kẽm oxid, resorcinol…), thuốc tê (như lidocain) để giảm đau, chất bổ dưỡng làm tổn thương mau lành. Khi không có nhiễm khuẩn, có thể kết hợp dùng thêm thuốc bôi chống viêm corticosteroid, thuốc bôi kết hợp này chỉ dùng trong thời gian ngắn.
>>>>>Xem thêm: Mẹo chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa
Người bệnh cần tìm đến cơ sở y tế, bệnh viện có đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi để được phẫu thuật cắt búi trĩ hiệu quả
Trong trường hợp trĩ nặng thì cần áp dụng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ.
Dù điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp nào cũng cần có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc về điều trị cũng như phẫu thuật trĩ tại các cơ sở y tế không uy tín. Điều trị sai phương pháp có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn.