Nhân xơ tử cung, u xơ tử cung đều là những tên gọi bệnh phụ khoa phổ biến nhiều chị em thường hay nhắc đến. Thực chất đây có phải hai bệnh khác nhau không và làm sao để phân biệt? Tìm hiểu thông tin chi tiết và cách phân loại bệnh qua nội dung ngay dưới đây.
Bạn đang đọc: Cách phân loại, phân biệt nhân xơ tử cung với u xơ tử cung
1. Phân biệt nhân xơ tử cung với u xơ tử cung
Nhiều chị em thắc mắc nhân xơ tử cung khác gì u xơ tử cung, phân biệt thế nào? Thực chất, nhân xơ tử cung là tên gọi khác của bệnh u xơ tử cung, chỉ khối u bên trong hoặc trên thành cơ tử cung.
Những chị em đang trong độ tuổi từ 30 – 50 có nguy cơ mắc bệnh cao. Trong đó, có đến 70 – 80 % bệnh nhân độ tuổi 50 mang trong mình ít nhất 1 khối u trong tử cung. Loại u này không xuất hiện trước dậy thì và hiếm khi phát triển sau mãn kinh.
Một số giả thuyết cho rằng rối loạn nội tiết (estrogen, progesterone) hoặc rối loạn nhiễm sắc thể là nguyên nhân hình thành khối u. Ngoài ra, gen di truyền (MED12, FH, HMGA2), sự tăng trưởng insulin và chất nền ngoại bào cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Các chủng tộc ở châu Phi, Mỹ có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn chủng Á, Âu…
Mặc dù là khối u lành tính nhưng cũng có trường hợp không tầm soát và điều trị kịp thời, nhân xơ tử cung phát triển thành ung thư gây nguy hiểm.
Mổ lấy thai kết hợp bóc tách u xơ
Bạn nên thận trọng với các dấu hiệu của bệnh:
– Chu kỳ kinh nguyệt thất thường (kéo dài, chảy máu giữa kỳ kinh, ra nhiều máu kinh…).
– Nhiều khí hư.
– Khi quan hệ vợ chồng, chị em bị đau, ra máu.
– Bụng chướng, đi tiểu nhiều lần, hay bị táo bón.
– Đau nhiều ở lưng dưới, lan ra vùng chậu.
– Khó có con.
Hãy đi khám phụ khoa định kỳ 3 hoặc 6 tháng 1 lần để phát hiện, điều trị sớm nếu có u trong tử cung.
2. Các cách phân loại nhân xơ tử cung
Có nhiều cách phân loại nhân xơ, trong đó phổ biến là cách phân loại theo FIGO và cách phân loại theo vị trí, kích thước khối u.
2.1 Phân loại nhân xơ tử cung theo FiGO
Hệ thống phân loại nhân xơ tử cung của Hiệp hội sản phụ khoa quốc tế FIGO chia bệnh này thành 9 loại, đánh số từ 0 – 8.
– Loại 0 là khối u xơ có cuống, nằm hoàn toàn trong buồng tử cung.
– Nhân xơ loại 1 có 1/2 khối u nằm trong tử cung.
– Khối u loại 2 có ít hơn 1/2 kích thước trong buồng tử cung
– Những khối u nằm hoàn toàn trong xơ tử cung và tiếp xúc với nội mạc tử cung được xếp vào loại 3.
– Nhân xơ loại 4 nằm hoàn toàn trong cơ tử cung, có tiếp xúc với niêm mạc và thanh mạc. Loại u này khó phát hiện do chúng không gồ lên bề mặt tử cung, không chạm tới lòng tử cung.
– Loại thứ 5 là khối u có 50% Kích thước ở trong tử cung và dưới thanh mạc.
– Loại thứ 6 nằm dưới thanh mạc nhưng gần 50% khối u nằm trong cơ tử cung
– Loại 7 là khối u có cuống nhưng nằm dưới thanh mạc.
– Loại cuối cùng là các khối nhân xơ nằm ở những vị trí khác như eo tử cung, cổ tử cung.
2.2 Phân loại theo vị trí
Căn cứ vào vị trí mọc nhân xơ, người ta chia ra các loại:
Tìm hiểu thêm: Phân biệt dấu hiệu bệnh bạch hầu với các bệnh khác
Một số vị trí khối u trong tử cung
– Nhân xơ dưới màng thanh mạc: Thường chỉ gây tình trạng đau lưng, đau bụng và rối loạn đường ruột mà không làm chảy máu, rong kinh bất thường.
– Khối u xơ nằm trong vách tử cung: Là loại khối u phổ biến nhất, phát triển nhanh làm tăng kích thước tử cung và gây rối loạn kinh nguyệt. Khi đủ lớn, nó chèn ép các bộ phận khác như đại tràng, bàng quang.
– Nhân xơ dưới niêm mạc: Loại này ít gặp nhưng lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Các khối u phát triển âm thầm, dần tạo áp lực cho khoang tử cung. Nó cản trở hoạt động của ống dẫn trứng, làm tăng nguy cơ vô sinh. Người bệnh có biểu hiện đau bụng dữ dội kèm theo chảy máu ở tử cung.
– Khối nhân xơ trong khoang tử cung, có cuống: Có thể bị xoắn cuống gây biến chứng nguy hiểm.
2.3 Phân loại theo kích thước
Dựa trên kích thước người ta chia khối u xơ tử cung thành 3 loại chính:
– Khối nhân xơ đường kính dưới 30mm: Người bệnh hầu như không phát hiện triệu chứng gì, khối u không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt. Chức năng sinh sản của người bệnh vẫn được duy trì nếu buồng trứng hoạt động bình thường.
– Khối nhân xơ kích thước từ 30 – 50mm: Có ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của chị em nhưng ít có biểu hiện cấp tính. Chị em thường chỉ thấy biểu hiện rối loạn kinh nguyệt. Khối u này có thể được chỉ định bóc tách để ngừa biến chứng.
– Khối nhân xơ đường kính trên 50mm: Có thể chèn ép đến các bộ phận lân cận như buồng trứng, đại tràng, thận gây triệu chứng rõ nét. Loại u này tiềm ẩn nhiều biến chứng, cần được xử lý sớm.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính và cách phòng ngừa
Một nhân xơ tử cung kích thước lớn được các bác sĩ TCI lấy ra thành công
3. Loại nhân xơ tử cung nào cần điều trị?
Không phải tất cả các trường hợp phát hiện có u ở tử cung đều phải điều trị ngay. U xơ tử cung đa phần lành tính, nếu không có triệu chứng lâm sàng thì nên theo dõi và kiểm tra lại 3 tháng 1 lần.
Đối với phụ nữ tiền mãn kinh, các khối u trong tử cung thường sẽ teo nhỏ dần. Vì vậy, cần cân nhắc có nên điều trị hay không, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Nếu đã mãn kinh, cần căn cứ vào sự tiến triển của khối u để quyết định có điều trị không. Trường hợp nhân xơ tử cung đột ngột tăng kích thước thì đó có thể là khối u ác tính, cần được xem xét xử lý ngay.
Nhìn chung, chỉ khoảng 20 – 50% bệnh nhân có triệu chứng bất thường khi u xơ phát triển, cần được điều trị.
Trên đây là cách phân loại các dạng nhân xơ tử cung hay còn gọi là u xơ tử cung. Chị em nên tìm hiểu kỹ loại u nào cần điều trị, loại nào cần theo dõi thêm. Khoa Phụ sản – Thu Cúc TCI đã phát hiện và điều trị cho nhiều trường hợp có khối u trong tử cung. Đặc biệt, với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn sâu dày về sản phụ khoa đến từ các bệnh viện đầu ngành, Thu Cúc TCI đã thành công mổ lấy thai kết hợp bóc nhiều nhân xơ to. Để biết thêm thông tin chi tiết và đánh giá cụ thể tình trạng bệnh, bạn nên đặt lịch thăm khám trực tiếp.