Khi mắc bệnh hen đường hô hấp thường bị thu hẹp và sưng phù. Nó sản xuất thêm chất nhờn vì thế việc thở trở nên khó khăn. Bệnh có thể gặp ở nhiều người tuy nhiên không phải ai cũng hiểu biết về căn bệnh này dẫn đến những ngộ nhận sai lầm:
Bạn đang đọc: 5 ngộ nhận thường gặp về bệnh hen suyễn
1.Bệnh không thể chữa được
Chính vì cho rằng bệnh hen không thể chữa được nên nhiều người không chú tâm điều trị khiến bệnh ngày càng trầm trọng. Trong khi đó thực tế thì phần lớn bệnh nhân đều có thể kiểm soát tốt cơn hen để sống như người bình thường.
Theo các nghiên cứu, nếu điều trị và sinh hoạt đúng theo chỉ dẫn, có đến 84% số ca hen có thể kiểm soát tốt. Ngoài việc thiếu điều kiện kinh tế, sự hiểu nhầm rằng bệnh hen không thể cải thiện là một trong các nguyên nhân khiến tỷ lệ người mắc hen không giảm.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh hen không ngừng gia tăng, cứ sau một thập kỷ là tỷ lệ dân số mắc bệnh này lại tăng 25-50%. Còn theo một nghiên cứu mới nhất ở Hà Nội, tỷ lệ hen ở trẻ em tuổi học đường là 8,1% đối với nội thành và 6,7% với khu vực ngoại thành. Tỷ lệ bệnh cao nhất ở bậc tiểu học, với 9% học sinh nội thành và 7% học sinh ngoại thành mắc hen.Các ngộ nhận làm giảm hiệu quả kiểm soát hen – căn bệnh của ít nhất 4,5 triệu người Việt Nam
2.Thuốc cắt cơn mới là thần dược
Khi có cơn hen, loại thuốc này giúp bạn cảm thấy dễ chịu nhờ tác dụng làm giãn phế quản. Vì vậy, nhiều người cho rằng đây mới là “thần dược” chữa bệnh hen, và thờ ơ với việc dùng thuốc điều trị dự phòng. Tuy nhiên trên thực tế việc dùng thuốc dự phòng rất quan trọng, vì nó làm giảm tình trạng viêm dị ứng và ngăn sự xuất hiện các cơn hen. Nếu không tuân thủ liều lượng như bác sĩ chỉ định, các cơn hen của bạn sẽ xuất hiện ngày càng dày và nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc cắt cơn còn gây tình trạng nhờn thuốc ở bệnh nhân .
Tìm hiểu thêm: Bị phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn gì?
3.Nên hạn chế dùng thuốc dự phòng vì nhiều tác dụng phụ
Khi thấy bệnh đã được cải thiện, nhiều bệnh nhân đã ngừng dùng thuốc dự phòng dù chưa được bác sĩ đồng ý. Vì họ cho rằng không nên dùng thuốc này kéo dài vì thuốc sẽ gây tác dụng phụ. Điều này thực sự nguy hiểm vì sẽ làm bệnh tái phát và trở nên nặng hơn. Theo phác đồ, bạn vẫn phải dùng thuốc dự phòng hằng ngày trong 3-6 tháng dù đã hết triệu chứng và việc dùng thuốc đúng chỉ định sẽ giúp bạn giảm tối đa tác dụng phụ.
4.Có thể thoải mái dùng thuốc Đông y gia truyền
>>>>>Xem thêm: “Mách mẹ” cách chăm sóc khi trẻ bị viêm tiểu phế quản
Nên hỏi bác sĩ nếu như bạn muốn dùng bất cứ thuốc gì ngoài những thứ được kê đơn. Nhiều loại thuốc “gia truyền” thực chất chứa corticoide – đây một trong các chất kháng viêm vẫn được dùng điều trị dự phòng hen – nhưng liều lượng rất tùy tiện. Nó có thể gây quá liều corticoide đồng thời dẫn đến nhiều tác dụng phụ như tăng huyết áp, hạ canxi máu, loét dạ dày tá tràng, loãng xương, nấm họng, nám da… và nhiều rối loạn nữa.
Không được tập thể dục
Tập thể dục luôn có lợi với sức khỏe ngay cả với người bị hen. Bạn có thể tập các môn nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, khí công, thể dục nhịp điệu; trước đó cần khởi động và uống đủ nước, tránh những môn cần gắng sức nhiều.