Ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đặc biệt là các bệnh nhân giai đoạn bệnh nặng thường có tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu hụt các vitamin. Do đó, dinh dưỡng cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc áp dụng một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp tăng cường sức khỏe và cải thiện sớm bệnh.
Theo nghiên cứu, có tới 70% số bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có biểu hiện thiếu hụt dinh dưỡng ở các mức độ khác nhau. Hậu quả của suy dinh dưỡng ở người bệnh dẫn tới suy giảm khả năng miễn dịch. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhiễm khuẩn phát triển và dẫn tới các đợt cấp của bệnh, làm bệnh tiến triển nhanh và nặng.
Bạn đang đọc: Dinh dưỡng cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
1. Dinh dưỡng cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính như thế nào?
Thông thường, ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tiêu tốn năng lượng cho quá trình hô hấp gấp 5-10 lần người bình thường. Vì vậy, người bệnh cần một nguồn năng lượng lớn được cung cấp chủ yếu từ 3 nguồn: chất bột, đạm và chất béo.
– Người bệnh nên sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc từ cá, dầu thực vật, hạn chế các chất béo có nguồn gốc từ các loại gia cầm (gà, vịt…), các loại động vật có vú (lợn, bò…), các loại nội tạng động vật… Đối với các chất béo có chứa cholesterol (như trứng, phủ tạng, mỡ động vật…), không nên dùng quá 300mg/ngày.
– Tăng cường bổ sung các loại vitamin, các yếu tố vi lượng: ăn các loại rau, củ, quả, đặc biệt là các thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, C, E. Ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh không chỉ tăng cường các yếu tố dinh dưỡng mà còn góp phần giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn, hạn chế hấp thu cholesterol, hạn chế táo bón ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Tìm hiểu thêm: “Mách mẹ” cách chăm sóc khi trẻ bị viêm tiểu phế quản
– Chú ý bổ sung lượng nước trong ngày: Nước giúp hạn chế táo bón, giúp làm loãng đờm, tạo điều kiện cho ho khạc đờm dễ dàng. Người bệnh còn có thể sử dụng các loại nước hoa quả, đồng thời bổ sung dinh dưỡng.
– Chia nhỏ bữa ăn: Tránh ăn quá no có thể gây khó thở. Thực phẩm nên được chế biến nhừ để dễ nhai, tránh để phải gắng sức khi ăn. Nên ăn từng miếng nhỏ, nhai chậm, kĩ.
Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên tránh ăn những loại thực phẩm như:
– Hạn chế lượng muối ăn vào bởi lượng muối cao sẽ góp phần gây giữ nước trong cơ thể và làm tăng gánh nặng cho tim. Không nên ăn các thực phẩm có nhiều muối (đồ hộp, đồ biển, đồ khô, các thực phẩm muối sẵn…).
>>>>>Xem thêm: Bệnh u phổi có lây không?ngại tiếp xúc với người bệnh
– Hạn chế các loại thực phẩm, đồ uống có nhiều gas cũng như những đồ ăn dễ gây sinh hơi, đầy bụng vì làm tăng thể tích dạ dày gây khó thở cho bệnh nhân.
– Không nên uống bia rượu.
Bên cạnh việc áp dụng một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Đồng thời tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ nhằm điều chỉnh phác đồ chữa trị phù hợp.