Viêm đường hô hấp cấp ở trẻ rất nguy hiểm vì có thể gây biến chứng. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng hiểu đúng và phát hiện sớm, điều trị bệnh kịp thời cho trẻ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm thông tin, giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
Bạn đang đọc: Viêm đường hô hấp cấp ở trẻ rất nguy hiểm
1. Nguyên nhân gây viêm đường hô hấp cấp ở trẻ
Viêm đường hô hấp ở trẻ em hầu hết do nhiễm virus như virus hợp bào hô hấp (RSV), virus cúm, virus á cúm, virus sởi…
Ngoài ra, một vài yếu tố làm trẻ dễ mắc viêm đường hô hấp cấp như:
– Trẻ sinh non hoặc sinh nhẹ cân, trẻ suy dinh dưỡng nặng.
– Trẻ không được nuôi dưỡng bằng nguồn sữa mẹ.
– Trẻ thường xuyên ăn lạnh, uống lạnh hoặc gia đình sử dụng máy điều hòa không hợp lý cũng tạo điều kiện thuận lợi khiến trẻ dễ bị bệnh.
– Ô nhiễm với khói bụi trong nhà, khói thuốc lá
– Thời tiết lạnh, thay đổi thất thường là điều kiện thuận lợi gây bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa.
– Nhà cửa chật chội, thiếu vệ sinh, đời sống kinh tế thấp, thiếu vitamin A cũng là các yếu tố nguy cơ gây viêm đường hô hấp ở trẻ ở trẻ em.
2. Viêm đường hô hấp cấp ở trẻ thường có biểu hiện
Thông thường, trẻ bắt đầu với các triệu chứng ho, sốt, chảy mũi, nghẹt mũi
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh viêm phổi
Sau đó trẻ thở nhanh, cánh mũi phập phồng, nặng hơn nữa là nhìn thấy lồng ngực bị rút lõm trong khi thở vào, thở rít, tím tái.
Nếu không được xử trí kịp thời trẻ có thể hôn mê, co giật… hoặc thậm chí có thể gây tử vong cho trẻ.
Một đặc điểm cần lưu ý là diễn biến của trẻ từ mức độ nhẹ sang nặng rất nhanh do đó việc đánh giá, phân loại, xác định điều trị kịp thời là rất quan trọng.
3. Cách xử trí và chăm sóc trẻ bị viêm đường hô hấp cấp
Khi trẻ bị viêm đường hô hấp cấp, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám nhằm đánh giá mức độ bệnh, hầu hết trẻ bị viêm đường hô hấp cấp thể nhẹ hoặc trung bình đều được bác sĩ chỉ định cho chăm sóc, theo dõi và điều trị tại nhà.
Cha mẹ tiếp tục cho trẻ ăn, bú nhiều lần trong ngày theo khả năng của trẻ, không nên ép trẻ ăn. Nếu trẻ bị tắc mũi hoặc nghẹt mũi, phụ huynh cần làm thông thoáng mũi cho trẻ bằng nước muối loãng.
Cho trẻ uống đủ nước: trẻ được bổ sung đầy đủ nguồn nước sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn
>>>>>Xem thêm: Khi trẻ bị ho, sổ mũi cần làm gì?
Nếu trẻ ho nhiều khiến trẻ khó chịu quấy khóc hoặc nôn ói nhiều: nên cho trẻ uống những loại thuốc ho an toàn theo chỉ định cụ thể của bác sĩ.
Sử dụng kháng sinh: Không phải trường hợp nào cũng sử dụng kháng sinh. Nếu phải sử dụng kháng sinh cần có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ điều trị.
Theo dõi để phát hiện các dấu hiệu nặng: cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và cho trẻ được điều trị tích cực hơn khi thấy trẻ có một trong những biểu hiện: Bú kém hoặc bỏ ăn, bỏ bú; Trẻ sốt cao liên tục 39 độ C không hạ sau khi đã cho trẻ hạ sốt tích cực; Trẻ bị co giật, lừ đừ hoặc hôn mê; Trẻ thở nhanh, thở mệt, thở co lõm ngực hoặc tím tái.