Viêm mủ màng phổi là sự tràn mủ trong khoang màng phổi. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Bạn đang đọc: Viêm mủ màng phổi mủ trong khoang màng phổi
1. Nguyên nhân gây viêm mủ màng phổi?
Nhiều nghiên cứu cho thấy viêm mủ màng phổi có thể xuất phát đầu tiên ở khoang màng phổi hoặc thứ phát sau một số bệnh như: viêm phổi, áp-xe phổi, giãn phế quản, ung thư phổi bội nhiễm, dị vật phổi, nhiễm khuẩn huyết; vết thương và chấn thương ngực gây tràn dịch máu khoang màng phổi…
Vi khuẩn gây viêm mủ màng phổi thường gặp là tụ cầu vàng, liên cầu, phế cầu, proteus, vi khuẩn lao, Bacteroides, Salmonella…
2. Triệu chứng viêm mủ màng phổi
Giai đoạn viêm mủ màng phổi cấp tính: Người bệnh thường có dấu hiệu như bị cảm cúm.
Nếu viêm mủ màng phổi thứ phát do các bệnh khác thì rất khó xác định thời gian khởi phát của bệnh.
Giai đoạn toàn phát có các triệu chứng: đau ngực, khó thở, ho khan, sốt cao, đau đầu, mất ngủ, kém ăn, gầy sút, bạch cầu trong máu tăng cao.
Giai đoạn viêm mủ màng phổi bán cấp và mạn tính: Xuất hiện sau khi bệnh khởi phát trên 2 tháng nếu không được điều trị, gồm các triệu chứng: đau ngực, khó thở, ho có đờm hoặc có mủ hôi.
3. Viêm mủ màng phổi gây biến chứng nguy hiểm
Bệnh viêm mủ màng phổi cần điều trị tích cực ngay từ giai đoạn cấp tính thì bệnh có thể khỏi sau 2 – 4 tuần và ít để lại di chứng nặng.
Ngược lại, nếu điều trị không tốt hoặc không được điều trị thì mủ màng phổi sẽ trở thành mạn tính và dẫn tới các biến chứng nặng như: vỡ ra thành ngực, thường ở đường nách sau vì là nơi thành ngực mỏng và là chỗ thấp khi bệnh nhân nằm.
Tìm hiểu thêm: Điều trị viêm đường hô hấp ở trẻ sơ sinh
Rò phế quản: mủ từ khoang màng phổi vỡ vào nhu mô phổi và rò vào phế quản. Nếu là rò phế quản lớn với lượng mủ nhiều thì bệnh nhân có thể bị ngạt thở cấp tính và thậm chí có thể tử vong. Nếu rò phế quản nhỏ thì bệnh nhân ho và khạc mủ thối kéo dài.
Ngoài ra, có thể gặp trường hợp vỡ ổ mủ màng phổi vào thực quản hoặc qua cơ hoành vào ổ bụng.
Biến chứng toàn thân có thể gặp như: thoái hoá dạng tinh bột (amyloid) ở gan, thận, nhiễm khuẩn huyết, áp-xe các cơ quan khác, suy tim…
Để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm do viêm mủ màng phổi gây ra, người bệnh cần tới các cơ sở y tế, bệnh viện có chuyên khoa Hô hấp để được thăm khám và điều trị kịp thời bệnh.
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị viêm mủ màng phổi như dùng thuốc, chọc hút màng phổi, dẫn lưu màng phổi…
>>>>>Xem thêm: 6 nguyên nhân gây ho dai dẳng kéo dài
Đồng thời người bệnh cần nâng cao thể trạng bằng cách ăn uống tốt, truyền đạm, truyền máu, các loại sinh tố… Tập thở để phục hồi khả năng đàn hồi của nhu mô phổi và làm phổi nở sát thành ngực.
Phẫu thuật được áp dụng trong giai đoạn mạn tính, mủ màng phổi tạo thành một khoang có thành rất dày và không tự xẹp lại được.
Dù điều trị bằng phương pháp nào cũng cần có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ. Do đó người bệnh nên đi khám để có phác đồ chữa trị hợp lý.