Bệnh viêm phổi cấp là bệnh lý về đường hô hấp nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến các túi khí nhỏ được gọi là phế nang. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nặng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Bạn đang đọc: Bệnh viêm phổi cấp ảnh hưởng trực tiếp đến các túi khí
Bệnh viêm phổi cấp thường xảy ra khi các tác nhân gây bệnh vượt qua hàng rào bảo vệ của cơ thể và xâm nhập vào đường hô hấp. Nguyên nhân thường gặp gây viêm phổi cấp là vi khuẩn, virus. Ngoài ra do điều kiện sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng …không đảm bảo cũng khiến bạn dễ mắc bệnh.
1. Bệnh viêm phổi cấp thường có triệu chứng
Viêm phổi cấp do nhiều nguyên nhân và tùy thuộc vào nhóm nguyên nhân, bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau. Tổ chức Y Tế thế giới đã phân loại viêm phổi thành các thể rất nặng, nặng và không nặng dựa vào các triệu chứng lâm sàng:
1.1. Không viêm phổi (ho cảm).
Trẻ có các triệu chứng sau:
– Ho, chảy mũi, thở bằng miệng.
– Sốt.
Và không có các dấu hiệu như: Thở nhanh, co rút lồng ngực, thở rít khi nằm yên.
1.2. Viêm phổi nhẹ
– Trẻ có ho hoặc khó thở và khó thở nhanh và không có một trong các triệu chứng chính của viêm phổi nặng hoặc rất nặng.
Ngoài ra khi nghe phổi có thể thấy ran ẩm nhỏ hạt.
1.3. Viêm phổi nặng
Trẻ ho hoặc khó thở và có ít nhất một trong các triệu chứng chính sau:
– Co rút lồng ngực, phập phồng cánh mũi.
– Thở rên (ở trẻ dưới 2 tháng) và không có các dấu hiệu chính của viêm phổi rất nặng.
1.4. Viêm phổi rất nặng
Trẻ có ho hoặc khó thở cộng với ít nhất một trong các triệu chứng chính sau:
– Tím tái, co giật, lơ mơ hoặc hôn mê.
– Không uống được hoặc bỏ bú hoặc nôn ra tất cả mọi thứ.
– Suy hô hấp nặng
Tìm hiểu thêm: Cách phòng bệnh hen phế quản bằng thực phẩm
2. Điều trị và phòng ngừa bệnh viêm phổi cấp
Khi nghi ngờ các triệu chứng của bệnh viêm phổi cấp, người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời. Tránh để bệnh tiến triển nặng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Để phòng ngừa bệnh viêm phổi cấp, chúng ta cần vệ sinh sạch sẽ nơi ở, giữ gìn vệ sinh môi trường trong sạch, ít khói bụi. Đảm bảo không gian sống thông thoáng, ít bụi. Chú ý giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là phần cổ ngực và hai bàn chân.
>>>>>Xem thêm: Chẩn đoán bệnh sởi điều trị đúng cách
Ngoài ra, tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh nhất là ở trẻ nhỏ và người cao tuổi, người có chất đề kháng kém. Nên tắm nước ấm mỗi ngày, nhà tắm cần phải kín không có gió lùa.
Chú ý trong chế độ ăn uống, cần loại bỏ những yếu tố kích thích có hại như: rượu bia, cà phê, thuốc lá.
Duy trì chế độ dinh dưỡng đủ chất, cân đối giữa các thành phần dinh dưỡng bao gồm chất đạm, chất xơ, tinh bột, vitamin và khoáng chất cần thiết.
Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Điều trị dứt điểm các ổ nhiễm khuẩn ở tai, mũi, họng để tránh biến chứng viêm phổi.
Tập thể dục đều đặn, vừa sức, tốt nhất là tập thở sâu theo phương pháp thở bụng.
Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm phổi cấp, bạn cần đi khám và điều trị càng sớm càng tốt để tránh nguy cơ biến chuyển thành viêm phổi mạn tính hoặc xuất hiện các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe, tính mạng.