Thời tiết thay đổi khiến trẻ dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm đường hô hấp và viêm phổi. Vậy làm thế nào để chăm sóc trẻ khi bị nhiễm khuẩn đường hô hấp hiệu quả, giúp cải thiện nhanh chóng bệnh?
Bạn đang đọc: Chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp
Nhiễm khuẩn đường hô hấp là bệnh thường gặp ở trẻ em, nhất là ở trẻ em dưới 5 tuổi. Phần lớn trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính sẽ tự khỏi trong vòng 1 tuần khi được chăm sóc đúng cách. Nhưng cũng có đến 1/3 trường hợp, bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính sẽ diễn tiến thành viêm phổi.
Vì thế khi được chẩn đoán bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, các bậc cha mẹ cần đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và có chỉ định điều trị cụ thể.
Bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, cha mẹ nên có chế độ chăm sóc trẻ phù hợp:
- Cho trẻ uống kháng sinh thích hợp: Đây là điều quan trọng nhất để trẻ có thể khỏi bệnh. Trẻ cần phải được uống kháng sinh thích hợp, đúng cách, đủ liều và đủ thời gian theo đúng chỉ định của bác sĩ.
- Đối với các loại thuốc viên, cần tán nhỏ viên thuốc trước khi cho trẻ uống (có thể cho vào một ít nước và chờ vài phút, nước sẽ làm viên thuốc bở ra và dễ nghiền nhỏ hơn). Nếu trẻ ói trong vòng 30 phút sau khi uống thuốc, cần cho bé uống lại một liều khác.
- Cần phải tăng cường cho trẻ ăn, bú, tránh các tập quán kiêng ăn. Cần cho trẻ ăn đủ chất, bú nước đều đặn khi đang bệnh.
Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm phổi và cách phòng ngừa
- Khi trẻ vừa khỏi bệnh cũng cần bồi dưỡng thêm cho trẻ mau lại sức. Đối với trẻ nhỏ, khi mũi bị nghẹt, tắc, trẻ sẽ khó bú, khó ăn hơn. Vì vậy cần làm thông thoáng mũi cho trẻ để trẻ có thể bú, ăn dễ dàng hơn.
- Cần cho trẻ uống nhiều nước hoặc tăng cường cho trẻ bú. Đây là điều rất quan trọng vì trẻ bị viêm phổi cần được cung cấp nhiều nước để làm loãng đờm, dịu họng, giảm ho.
- Cha mẹ cần giữ ấm cơ thể cho bé khi thời tiết chuyển mùa. Phòng tắm phải kín gió, mặc ấm và đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường để tránh hít phải bụi bẩn, gió lạnh.
Khi trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, ho chính là một phản xạ có lợi để tống đờm dãi ra ngoài, giúp đường thở được thông thoáng để trẻ có thể hít thở dễ dàng. Vì vậy không nên lạm dụng các loại thuốc ho để kìm hãm phản xạ có lợi này của trẻ.
>>>>>Xem thêm: Các triệu chứng của bệnh lao phổi
Bên cạnh việc chăm sóc trẻ tại nhà đúng cách, cha mẹ cần đưa trẻ tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ nhằm đánh giá tình trạng bệnh của trẻ.
Nếu trẻ có những dấu hiệu như thở khó khăn (thở nhanh hơn, mạnh hơn, thở co lõm lồng ngực), trẻ không bú được, không thể uống được nước, trẻ trở nên mệt hơn…thì cần đưa ngay tới bệnh viện. Đây là những dấu hiệu cho biết bệnh của trẻ đã trở nặng, cần phải điều trị kịp thời.