Bệnh lao phổi ở người cao tuổi

Bệnh lao phổi ở người cao tuổi không phải là hiếm gặp. Tỉ lệ lao phổi ở người cao tuổi khá cao khoảng 25 – 30%. Lao phổi ở người cao tuổi thường đi kèm theo những bệnh khác của tuổi già làm cho việc phát hiện và điều trị sớm gặp nhiều khó khăn.

Bạn đang đọc: Bệnh lao phổi ở người cao tuổi

1. Bệnh lao phổi ở người cao tuổi khá phổ biến

Người cao tuổi do sức đề kháng giảm nên các khi khuẩn lao dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây ra bệnh lao.

Người cao tuổi do bị nhiều bệnh mạn tính nên thường xuyên đến các bệnh viện, trung tâm y tế, do đó cũng thường tiếp xúc với các bệnh nhân khác, dễ bị lây nhiễm.

Bệnh lao phổi ở người cao tuổi

Người cao tuổi do sức đề kháng giảm nên các khi khuẩn lao dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây ra bệnh lao.

Bệnh lao phổi ở người cao tuổi thường âm thầm, các triệu chứng thường gặp ở bệnh lao như: sụt cân, mệt mỏi, sốt về chiều, thường bị che lấp bởi các tình trạng khác của người già, sốt ít khi cao và người bệnh có thể không nhận ra, cũng có thể gặp tình trạng đổ mồ hôi về đêm và ho ra máu. Việc chẩn đoán bệnh lao phổi ở người cao tuổi cũng gặp nhiều khó khăn. Chụp X-quang phổi không điển hình do chồng chéo nhiều bệnh phổi mạn tính khác.

Bệnh lao phổi ở người cao tuổi

Người cao tuổi có thể kèm theo các bệnh làm cho lao phổi nặng thêm và khó điều trị. Người bệnh đái tháo đường nếu không được điều trị tốt sẽ dễ bị bệnh lao và để điều trị lao tốt phải giữ đường huyết ở mức ổn định. Bởi vì đường trong máu cao là môi trường tốt cho vi khuẩn lao phát triển.

Người cao tuổi hay đau khớp do đó thường dùng các loại thuốc giảm đau kháng viêm. Nếu dùng lâu dài loại thuốc có chứa corticoid sẽ bị giảm sức đề kháng nên dễ bị nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm lao và nhiễm nấm.

Tìm hiểu thêm: Các triệu chứng của bệnh lao phổi

Bệnh lao phổi ở người cao tuổi

Do mắc nhiều bệnh mạn tính khác nhau khi về già nên khó xác định chính xác bệnh lao phổi

2. Điều trị bệnh như thế nào hiệu quả?

Bệnh lao phổi có khả năng lây lan cao, vi khuẩn trong đờm càng nhiều thì khả năng lây nhiễm càng mạnh. Do vậy, người bệnh cần chủ động phòng tránh lây lan cho người thân bằng cách hạn chế tiếp xúc thân mật, nhất là với trẻ em vì trẻ rất dễ bị nhiễm vi khuẩn lao.

Người cao tuổi khi bị lao phổi cần tới ngay các bệnh viện, cơ sở y tế có chuyên khoa Hô hấp để được tư vấn điều trị phù hợp. Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc chữa trị phù hợp. Nếu bệnh nhân dùng thuốc không đủ liều, hoặc thường xuyên quên uống thuốc, uống không đủ thời gian sẽ dẫn đến hiện tượng bị kháng thuốc và dễ tái phát lại.

Bệnh lao phổi ở người cao tuổi

>>>>>Xem thêm: Cách phòng bệnh hen phế quản bằng thực phẩm

Người bệnh cần tìm đến bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn điều trị sớm bệnh

Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh lao cần nghỉ ngơi nhiều, hạn chế căng thẳng về tinh thần, tránh thức khuya dậy sớm.

Việc phòng bệnh lao phổi ở người cao tuổi cũng cần được quan tâm đúng mức. Người cao tuổi cần chú ý giữ gìn sức khỏe, bảo vệ đường hô hấp, tránh tiếp xúc với nguồn lây trực tiếp bằng cách đeo khẩu trang. Nên ăn uống và ngủ, nghỉ điều độ, tập thể dục thể thao ở mức độ thích hợp thường xuyên.

Khi thấy các triệu chứng nghi lao phổi nên đến khám để phát hiện kịp thời bệnh và chữa trị sớm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *