Làm sao để chẩn đoán viêm phế quản cấp thường gặp

Viêm phế quản cấp là bệnh lý đường hô hấp thường gặp, đặc biệt xuất hiện nhiều hơn vào mùa đông xuân. Người bị viêm phế quản cấp thường được điều trị tại nhà, tuy nhiên có nhiều trường hợp do không được phát hiện và điều trị kịp thời nên bệnh diễn biến nặng, có thể gây tử vong. Do đó chẩn đoán viêm phế quản cấp sớm là điều rất cần thiết.

Bạn đang đọc: Làm sao để chẩn đoán viêm phế quản cấp thường gặp

Làm sao để chẩn đoán viêm phế quản cấp thường gặp

Viêm phế quản cấp là bệnh lý đường hô hấp thường gặp, đặc biệt xuất hiện nhiều hơn vào mùa đông xuân.

1. Chẩn đoán viêm phế quản cấp như thế nào?

Bác sĩ có thể chẩn đoán viêm phế quản cấp tính bằng cách dựa vào triệu chứng và tiền sử mắc bệnh của người bệnh.
Các triệu chứng điển hình của viêm phế quản cấp gần giống với triệu chứng của cảm lạnh như sốt nhẹ, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, đau rát họng. Đôi khi bệnh xuất hiện với các triệu chứng rầm rộ: sốt cao, nhiệt độ có thể tới 39 – 40oC, người bệnh ho nhiều, ho khan hoặc khạc đờm trắng, đờm đục như mủ, đờm có màu xanh, màu vàng, cũng có thể gặp trường hợp ho khạc đờm lẫn ít máu.

Tìm hiểu thêm: Bệnh u phổi có lây không?ngại tiếp xúc với người bệnh

Làm sao để chẩn đoán viêm phế quản cấp thường gặp

Các triệu chứng điển hình của viêm phế quản cấp gần giống với triệu chứng của cảm lạnh như sốt nhẹ, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, đau rát họng.

Sốt cao và kéo dài cũng là triệu chứng thường gặp ở người bị viêm phổi. Do đó bác sĩ cũng có thể yêu cầu người bệnh thực hiện thêm xét nghiệm X quang để loại trừ khả năng viêm phổi, đặc biệt là trong trường hợp nghe thấy tiếng ran nổ hoặc tắc nghẽn trong phổi khi người bệnh thở hổn hển.
Xét nghiệm đờm có thể được thực hiện nếu bác sĩ tìm thấy triệu chứng của viêm phổi trên phim chụp X quang hoặc trong thời gian khám lâm sàng. Các trường hợp ho kéo dài hơn 2 tháng, người bệnh cũng có thể cần chụp X quang để loại trừ bệnh về phổi, chẳng hạn như ung thư phổi.

2. Điều trị phế quản cấp

Người lớn có thể dùng aspirin, acetaminophen, hoặc ibuprofen để giảm sốt và mệt mỏi. Tuy nhiên trẻ em chỉ nên điều trị bằng acetaminophen hoặc ibuprofen, không dùng  aspirin vì trẻ em dùng aspirin có nguy cơ cao bị hội chứng Reye. Những người bị viêm phế quản cấp tính, đặc biệt là nếu bị sốt, nên uống nhiều chất lỏng.
Chỉ nên dùng kháng sinh cho những trường hợp viêm phế quản cấp nghi do vi khuẩn. Vì việc sử dụng rộng rãi kháng sinh cho tất cả những trường hợp viêm phế quản sẽ làm tăng chi phí điều trị và tăng tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc.

Làm sao để chẩn đoán viêm phế quản cấp thường gặp

>>>>>Xem thêm: Biến chứng huyết áp thấp có thể gây ra triệu chứng chóng mặt

Chỉ nên dùng kháng sinh cho những trường hợp viêm phế quản cấp nghi do vi khuẩn.

Các dấu hiệu hướng tới chẩn đoán viêm phế quản cấp do vi khuẩn thường bao gồm: khạc đờm mủ, đờm màu xanh, đờm màu vàng, bệnh đã diễn biến quá 10 ngàyxét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi tăng cao. Những trường hợp này có chỉ định dùng kháng sinh.

Các kháng sinh thường dùng để điều trị viêm phế quản cấp thường bao gồm: nhóm betalactam, macrolide và quinolone. Việc dùng loại nào, liều lượng, cách dùng, thời gian dùng trong bao lâu… phải do bác sĩ chỉ định. Người bệnh cần tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Với trường hợp bệnh nhân viêm phế quản cấp do virus, có các triệu chứng như sốt, đau đầu, đau mỏi người, đau rát họng, ho khan hoặc có khạc đờm trắng…điều trị bằng kháng sinh không có hiệu quả.

Ngoài ra bác sĩ cũng khuyên người bệnh nên uống nhiều nước, nghỉ ngơi, làm dịu đường hô hấp bằng cách tăng độ ẩm trong không khí (sử dụng máy tạo ẩm).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *