5 nguyên nhân bị viêm loét dạ dày phổ biến 

Dạ dày là bộ phận quan trọng của cơ thể và thường xuyên phải hoạt động vì vậy dễ tổn thương. Nguyên nhân bị viêm loét dạ dày là gì? Bệnh bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau gồm yếu tố khách quan và chủ quan . Hiểu rõ về các nguyên nhân, triệu chứng giúp điều trị và phòng bệnh hiệu quả hơn.

Bạn đang đọc: 5 nguyên nhân bị viêm loét dạ dày phổ biến 

1. Khái niệm cơ bản về bệnh viêm loét dạ dày

Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân bị viêm loét dạ dày chúng ta cần tìm hiểu định nghĩa của bệnh lý này. Viêm loét dạ dày là tình trạng xuất hiện tổn thương, viêm loét trên bề mặt của niêm mạc dạ dày. Lớp mô phía dưới không còn được niêm mạc bảo vệ nên dễ gây ra xuất huyết tiêu hóa.

Vết loét càng nghiêm trọng thì sức khỏe của bệnh nhân càng bị đe dọa. Bất cứ đối tượng nào cũng có thể là nạn nhân của bệnh loét dạ dày. Trước đây tỷ lệ người già chiếm đa số tuy nhiên những năm trở lại đây số lượng bệnh nhân ngày càng có xu hướng trẻ hóa.

5 nguyên nhân bị viêm loét dạ dày phổ biến 

Viêm loét dạ dày là bệnh lý phổ biến ở hệ tiêu hóa

2. Nguyên nhân bị viêm loét dạ dày phổ biến

Chắc rằng ai cũng hiểu mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm loét dạ dày. Tuy nhiên không có nhiều người biết rõ về các nguyên nhân gây bệnh.

2.1 Nguyên nhân bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP được đánh giá là tác nhân chính gây bệnh. Loại vi khuẩn này có tên đầy đủ theo khoa học là Helicobacter pylori. Sau khi xâm nhập vào cơ thể vi khuẩn tiết ra độc tố gây kích ứng niêm mạc trong dạ dày gây viêm loét. Vi khuẩn HP còn có khả năng gây ung thư trên nền viêm loét dạ dày mạn tính.

2.2 Do chịu nhiều áp lực

Cuộc sống hiện đại với nhiều vấn đề khiến bạn phải đối mặt với căng thẳng, áp lực công việc. Đây chính là nguyên nhân khiến niêm mạc dạ dày bị ảnh hưởng và suy giảm chức năng. Nếu bạn thường xuyên trong tình trạng căng thẳng thì bệnh dạ dày ngày càng nhanh chóng phát triển.

2.3 Thói quen xấu

Các bác sĩ đã chỉ ra những thói quen xấu cũng có thể gây bệnh viêm loét dạ dày. Nhiều người thường không xây dựng thói quen ăn uống đúng bữa, ăn quá no và vận động ngay sau khi ăn khiến dạ dày phải hoạt động liên tục và dễ bị tổn thương.

Việc thường xuyên ăn các loại thực phẩm gây kích ứng dạ dày như: Đồ ăn chiên rán, đồ chua cay,…cũng dễ gây viêm loét dạ dày.

2.4 Sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) trong thời gian dài

Việc sử dụng các thuốc giảm đau, kháng viêm trong thời gian dài khiến dạ dày bị tổn thương. Các loại thuốc sẽ gây ức chế quá trình hổng hợp prostaglandinlàm giảm hiệu quả bảo việ niêm mạc dạ dày.

2.5  Nguyên nhân bị viêm loét dạ dày do thuốc lá và đồ uống có cồn

Trong thuốc lá có chứa nhiều chất gây hại cho cơ thể ví dụ như chất nicotine. Chất này khiến cơ chế bảo vệ dạ dày suy yếu làm cơ quan này dễ bị tổn thương. Trong khi đó cồn trong bia rượu làm các vết loét lâu lành đồng thời kích thích dạ dày tiết acid để tạo vết loét mới.

5 nguyên nhân bị viêm loét dạ dày phổ biến 

Nguyên nhân bị viêm loét dạ dày do tác dụng phụ của thuốc

3. Các triệu chứng phổ biến cần biết

Các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày rất đa dạng. Mỗi người có những triệu chứng khác nhau phụ thuộc vào tình trạng và mức độ. Tuy nhiên phần lớn các bệnh nhân sẽ có các dấu hiệu đặc trưng như:

– Đau bụng vùng thượng vị

– Đầy bụng, khó tiêu

– Ợ rát do trào ngược acid hoặc ợ hơi, ợ chua

– Ngù không ngon giấc, mất ngủ

– Cơ thể suy nhược

– Đi ngoài ra phân có màu hắc ín đôi khi lẫn máu

– Sụt cân không kiểm soát

Nếu gặp phải bất triệu chứng nào kể trên bạn nên tới bệnh viện thăm khám ngay. Các triệu chứng ban đầu có thể nhẹ tuy nhiên mọi người không nên chủ quan. Bệnh không được điều trị kịp thời có thể tiến triển sang giai đoạn nặng hơn.

Tìm hiểu thêm: Tất cả các kiến thức về bệnh crohn ở nữ

5 nguyên nhân bị viêm loét dạ dày phổ biến 

Người bệnh thường thấy đau ở vùng thượng vị

4. Phương pháp điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả nhất

Điều trị viêm loét dạ dày sẽ tùy thuộc theo nguyên nhân gây bệnh. Các bác sĩ sẽ dựa trên nguyên nhân cùng mức độ viêm loét để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

4.1 Điều trị viêm loét dạ dày bằng nội khoa

Nếu tình trạng viêm loét do vi khuẩn HP bệnh nhân sẽ uống thuốc kháng sinh nhằm tiêu diệt vi khuẩn. Các trường hợp bệnh do nguyên nhân khác sẽ uống một số loại thuốc như: Thuốc giúp kháng acid, thuốc trung hòa acid, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày,…Đơn thuốc thường sẽ là sự kết hợp của nhiều loại thuốc để mang lại hiệu quả cao nhất.

Trường hợp bệnh nhân bị viêm loét do tác dụng phụ của thuốc giảm đau, kháng viêm thì cần nhưng sử dụng thuốc.

Trong quá trình điều trị người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như: Chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng,…Các triệu chứng này chỉ xuất hiện tạm thời và kết thúc sau quá trình điều trị. Nếu bạn cảm thấy khó chịu cực độ thì nên trao đổi với bác sĩ để thay đổi liệu trình.

Bệnh nhân vẫn cần duy trì sử dụng thuốc đến hết đơn ngay cả khi triệu chứng đã thuyên giảm. Tuyệt đối không nên giảm liều hoặc ngừng thuốc. Điều này giúp đảm bảo bệnh đã được điều trị triệt để, ngăn tình trạng kháng thuốc.

4.2 Điều trị phẫu thuật

Một số trường hợp đặc biệt các bác sĩ có thể chỉ định áp dụng phương pháp phẫu thuật để ngăn tình trạng viêm loét phức tạp. Các trường hợp như: Điều trị nội khoa không hiệu quả, vết loét thường xuyên tái phát, thủng dạ dày, hẹp môn vị,…thì cần phải phẫu thuật.

5. Nên làm gì để phòng bệnh viêm loét dạ dày

Việc xây dựng chế độ  ăn uống và sinh hoạt khoa học sẽ hỗ trợ làm giảm nguy cơ phát triển viêm loét và phòng bệnh. Vì vậy mọi người cần lưu ý bổ sung dinh dưỡng đầy đủ:

– Trái cây và rau xanh: Cung cấp vitamin, chất chống oxy hóa nhằm chống viêm, bảo vệ dạ dày giúp niêm mạc khỏe mạnh

– Chất xơ: Chất xơ hòa tan trong yến mạch, cà rốt, đậu hà lan làm giảm nguy cơ phát triển viêm loét

– Lợi khuẩn ( Probiotics) cải thiện các triệu chứng khó tiêu, giúp thức ăn tiêu hóa nhanh chóng

– Kẽm có trong thịt bò, hàu, cải bó xôi giúp duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Đồng thời các chất này giúp chữa lành vết thương

– Selenium giảm nguy cơ nhiễm trùng và thúc đẩy cơ thể tự chữa lành. Selen thường có trong các loại cá và ngũ cốc nguyên hạt

Bên cạnh chế độ ăn uống thì người bệnh cũng cần điều chỉnh thói quen:

– Bỏ rượu, thuốc lá, cafe

– Cân nhắc trước sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm

– Thường xuyên rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

– Lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, rửa sạch và nấu chín trước khi ăn

– Học cách kiểm soát căng thẳng, lo âu trong cuộc sống

5 nguyên nhân bị viêm loét dạ dày phổ biến 

>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Nội soi dạ dày có phải uống thuốc xổ không?

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Mong rằng qua bài viết bạn đã hiểu rõ về các nguyên nhân bị viêm loét dạ dày. Biết rõ các nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp ích rất nhiều trong việc điều trị và phòng bệnh hiệu quả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *