Cách trị loét dạ dày và những lưu ý trong chế độ ăn uống

Viêm loét dạ dày là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến hàng đầu bắt gặp ở mọi đối tượng. Tìm hiểu về cách trị loét dạ dày cùng những lưu ý trong chế độ ăn uống giúp người bệnh chủ động hơn trong việc điều trị và mang lại hiệu quả tốt nhất.

Bạn đang đọc: Cách trị loét dạ dày và những lưu ý trong chế độ ăn uống

1. Cách trị loét dạ dày được áp dụng

Phương pháp điều trị bệnh viêm loét dạ dày sẽ được chỉ định sau khi tiến hành thăm khám với bác sĩ chuyên khoa. Dựa theo tình trạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị tương ứng. Thông thường, 2 phương pháp chính được áp dụng là:

– Điều trị nội khoa bằng thuốc

– Phẫu thuật cắt dạ dày

Cách trị loét dạ dày và những lưu ý trong chế độ ăn uống

Người bệnh cần tiến hành thăm khám chi tiết để được chỉ định phương pháp điều trị loét dạ dày phù hợp.

1.1. Cách trị loét dạ dày bằng thuốc

Điều trị bằng thuốc với ưu điểm đơn giản, thực hiện dễ dàng và cho hiệu quả ở hầu hết các ca viêm loét. Thông thường, thuốc được chỉ định trong các trường hợp viêm loét dạ dày nhẹ, các ổ viêm sưng còn nông và chưa gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Người bệnh cần tuân thủ theo đơn kê của bác sĩ và thực hiện đúng phác đồ thuốc bao gồm đúng loại thuốc, đúng liều lượng, đúng cách sử dụng. Những loại thuốc có tác dụng tốt trong điều trị loét dạ dày như:

– Thuốc kháng acid

– Thuốc giảm tiết acid

– Thuốc ức chế bơm proton

– Thuốc tạo màng bọc bảo vệ niêm mạch dạ dày

– Thuốc diệt vi khuẩn HP.

Bên cạnh việc tuân thủ đúng về chỉ định điều trị bằng thuốc của bác sĩ, người bệnh viêm loét dạ dày cũng cần lưu ý thêm những điều sau đây:

– Dừng uống các loại thuốc có tác dụng giảm đau, thuốc kháng viêm có nhiều tác dụng phụ.

– Không tự ý dừng uống thuốc khi chưa có chỉ định, dù bệnh đã được thuyên giảm.

– Kết hợp cùng chế độ ăn uống khoa học và thực hiện lối sống lành mạnh. Ngủ, nghỉ, ăn uống và làm việc điều độ.

– Tái khám đều đặn theo đúng lịch hẹn với bác sĩ.

1.2. Cách trị loét dạ dày bằng phẫu thuật

Với các trường hợp viêm loét dạ dày nặng kèm biến chứng hoặc có nguy cơ cao biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày, xuất huyết, hẹp môn vị, ung thư dạ dày,… hoặc các ca bệnh không đáp ứng yêu cầu điều trị nội khoa thì việc phẫu thuật sẽ là chỉ định được ưu tiên.

Phẫu thuật cắt dạ dày nhằm chặn đứng đường lan rộng của ổ loét cũng như những hậu quả của ổ loét có thể gây ra. Phương pháp này cho hiệu quả nhanh chóng song sẽ tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Chính vì thế, bác sĩ sẽ cần đánh giá chi tiết tình trạng bệnh để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ mới đưa ra chỉ định cuối cùng.

Có thể thực hiện phẫu thuật cắt dạ dày theo phương pháp mổ mở hoặc mổ nội soi tùy theo tình trạng của từng người bệnh.

2. Chế độ ăn có ảnh hưởng như thế nào tới việc điều trị loét dạ dày

Một chế độ ăn khoa học cùng thói quen lối sống điều độ đóng vai trò quan trọng trong điều trị loét dạ dày. Cụ thể, khi người bệnh tuân thủ những loại thực phẩm nên ăn và nên kiêng sẽ giúp giảm đi các triệu chứng khó chịu, quá trình làm lành tổn thương diễn ra nhanh hơn và cải thiện tốt tình trạng bệnh.

Chính vì vậy, khi xây dựng chế độ ăn cho người bệnh loét dạ dày cần ưu tiên cung cấp đủ dưỡng chất giàu vitamin, chất xơ. Đồng thời, nên chọn thực phẩm dễ tiêu hóa, thực phẩm có tác dụng giúp bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, thực phẩm hỗ trợ chữa lành vết loét hoặc có khả năng giảm tiết acid dạ dày.

Tìm hiểu thêm: Nội soi ống mềm đường tiêu hóa trên là gì? Cách thực hiện

Cách trị loét dạ dày và những lưu ý trong chế độ ăn uống

Ăn uống khoa học giúp hỗ trợ điều trị bệnh và phòng chống viêm loét dạ dày hiệu quả.

3. Người bệnh loét dạ dày nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Người bệnh viêm loét dạ dày cần nắm rõ về những thực phẩm nên ăn, nên kiêng và những thói quen trong sinh hoạt như sau:

3.1. Thực phẩm nên ăn

– Thực phẩm chứa thành phần lợi khuẩn, phổ biến nhất là sữa chua.

– Thực phẩm giúp hỗ trợ điều trị ổ viêm loét: Nghệ, mật ong, gừng, nha đam,…

– Thực phẩm giàu chất xơ: Yến mạch, rau củ quả tươi, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt,…

– Thực phẩm bổ sung dồi dào nhóm các vitamin A, C, D,…: Ớt chuông, thanh long, khoai tây, khoai lang, rau chân vịt, cà rốt, dưa vàng,…

– Thực phẩm giúp chống oxy hóa: Cà chua, nghệ, đu đủ, bông cải xanh,..

3.2. Thực phẩm cần kiêng:

– Sữa tươi

– Rượu, bia, nước uống có gas

– Đồ ăn chiên qua dầu, đồ ăn khó tiêu hóa

– Đồ ăn được chế biến sẵn cũng nên kiêng vì chứa nhiều chất bảo quản

– Kiêng đồ cay nóng, đồ ăn chua

– Trái cây họ cam chanh

– Hạn chế các món ăn theo công thức lên men: Dưa muối, dưa góp, cà muối, mắm tôm, mắm tép,…

Cách trị loét dạ dày và những lưu ý trong chế độ ăn uống

>>>>>Xem thêm: Cách điều trị đau dạ dày bị nấc hiệu quả nhất

Đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh chế biến sẵn là nhóm thực phẩm người bệnh loét dạ dày không nên ăn.

3.3. Những lưu ý trong sinh hoạt

– Uống đủ nước, nên uống từ 2l nước sạch mỗi ngày.

– Thức ăn cần được thái lát nhỏ và nấu chín kỹ, nấu mềm.

– Ưu tiên đồ ăn luộc, hấp, nướng không dầu hay om, kho thay vì chiên dầu, xào, rán.

– Ăn chậm, nhai kỹ và nên tập trung khi ăn giúp nâng cao hiệu quả quá trình tiêu hóa.

– Nên chia nhỏ các bữa ăn của bạn trong 1 ngày, có thể ăn thành 5-6 bữa.

– Ăn đủ bữa, đúng giờ, không nên bỏ bữa hoặc ăn quá muộn.

– Không nên để bụng đói thường xuyên hoặc ăn quá no trong 1 bữa.

– Tránh ăn đồ quá đặc hoặc quá lỏng vì sẽ làm giảm đi hiệu suất tiêu hóa.

– Tránh ăn khi đồ ăn đang quá nóng hoặc quá lạnh. Nhiệt độ tốt nhất để tiêu hóa và hấp thu là khoảng 40-50 độ C.

Người bệnh hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được chỉ định cách trị loét dạ dày đúng cách. Bên cạnh đó, thực hiện chế độ ăn khoa học, lối sống lành mạnh và thăm khám sức khỏe định kỳ cũng là yêu cầu quan trọng giúp người bệnh nhanh chóng chữa lành viêm loét dạ dày.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *