Khi bị bệnh sỏi thận, không ít người băn khoăn:” Nên ăn gì chữa sỏi thận?” Nếu bổ sung dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp tình trạng bệnh mau cải thiện. Bên cạnh đó nếu ăn các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy việc hiểu rõ chế độ dinh dưỡng cho người bị sỏi thận là điều vô cùng cần thiết.
Bạn đang đọc: Nên ăn gì chữa sỏi thận?
1. Ăn gì chữa sỏi thận? Nguyên tắc bổ sung dinh dưỡng dành cho người bị sỏi thận
Ăn gì chữa sỏi thận? Những người bị mắc sỏi thận thường do chế độ ăn uống không khoa học: Ăn nhiều thức ăn chứa acid oxalic, ăn quá mặn, uống ít nước khiến thận lọc quá tải dẫn đến tích tụ cặn bã. Vì vậy để xây dựng chế độ ăn uống cần tuân theo nguyên tắc:
– Hạn chế đồ ăn chứa nhiều muối và đường
– Hạn chế thực phẩm giàu Kali, đạm
– Bổ sung nhiều trái cây, rau xanh giàu vitamin A
– Khi trời nóng hoặc sau khi tập thể dục nên uống nhiều nước
2. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng gì đến sức khỏe?
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng với người bị sỏi thận. Dinh dưỡng đúng cách sẽ làm chậm tiến triển của bệnh và giúp cơ thể phục hồi.
Khi bị sỏi thận người bệnh sẽ mệt mỏi, chán ăn, ăn uống không ngon miệng dẫn tới mất cân đối trong khẩu phần ăn. Vì vậy việc tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng sẽ giúp ta biết được thực phẩm nào nên ăn và nên tránh.
Phương pháp điều trị sỏi thận sẽ tùy thuộc vào tính chất và kích thước của sỏi. Tuy nhiên dù là điều trị bằng phương pháp nào cũng rất cần kết hợp cùng chế độ ăn uống khoa học để hỗ trợ cơ thể nhanh phục hồi. Ngược lại nếu người bệnh vẫn duy trì chế độ dinh dưỡng không có lợi cho cơ thể thì việc điều trị bệnh sẽ tốn thời gian và khó khăn hơn.
3. Người bệnh nên ăn gì chữa sỏi thận ?
Ăn gì để chữa sỏi thận là băn khoăn của không ít người bệnh và người nhà. Dưới đây là các thực phẩm được phân loại theo tiêu chí nên ăn và nên hạn chế dành cho bệnh nhân.
3.1 Bị sỏi thận nên ăn gì?
Bổ sung các thực phẩm có lợi cho sức khỏe sẽ thúc đẩy cơ thể nâng cao sức đề kháng, chữa lành tổn thương
3.1.1 Tăng cường thực phẩm giàu vitamin A
Vitamin A đóng vai trò thiết yếu trong việc tăng cường miễn dịch, điều hòa hệ thống bài tiết. Khi cơ thể bổ sung đủ vitamin A sẽ giảm bớt lắng đọng các khoáng chất trong nước tiểu để hạn chế hình thành sỏi. Thực phẩm giàu vitamin A: Cà rốt, bí đỏ, bông cải xanh, cà chua,…
3.1.2 Nên ăn gì chữa sỏi thận? Vitamin D và canxi
Nhiều người có quan niệm sai lầm rằng khi bị sỏi thận nên kiêng toàn bộ thực phẩm giàu canxi. Điều này hoàn toàn không đúng. Nếu cơ thể thiếu hụt canxi thì nồng độ oxlalat sẽ tăng lên, tăng nguy cơ hình thành sỏi. Các thực phẩm giàu canxi: Rau màu xanh đậm, hải sản, các loại hạt, phô mai,…Không thể thiếu vitamin D là chất giúp việc hấp thụ và chuyển hóa canxi tốt hơn. Vitamin D thường có trong: Sữa, lòng đỏ trứng, cá hồi.
3.1.3 Thực phẩm giàu vitamin B6
Vitamin B6 tham gia vào nhiều chức năng hoạt động của cơ thể, giảm hình thành oxalat. Cơ thể không thể tự sản xuất ra chất này vì thế nên bổ sung qua: Các loại cá, các loại ngũ cốc, đậu đỏ, đậu nành, bông cải,…
3.1.4 Thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ đóng vai trò hỗ trợ chuyển hóa thức ăn của hệ tiêu hóa và bài tiết. Chất xơ thường có trong các loại rau: Cần tây, cải xanh, bắp cải,…
3.1.5 Ăn gì chữa sỏi thận? Tăng cường bổ sung trái cây
Vitamin C thường có nhiều trong hoa quả: Cam, bưởi, quýt,…Vitamin C giúp giảm khả năng hình thành oxalat. Đồng thời chúng còn làm giảm cholesterol chuyển hóa thành acid trong dịch mật ( thành phần chủ yếu gây ra sỏi).
3.1.6 Nước lọc
Nước lọc là loại nước tốt nhất cho sức khỏe. Khi uống nhiều nước sẽ giúp nước tiểu loãng khiến sỏi khó hành hình. Cơ thể đủ nước còn giúp tống các viên sỏi nhỏ ra khỏi cơ thể qua đường bài tiết. Công thức tính lượng nước cần uống là: Cân nặng x 40 = số nước trong ngày. Bạn nên chia nhỏ lượng nước để uống nhiều lần trong ngày.
Cách kiểm tra cơ thể đã đủ nước hay chưa là quan sát nước tiểu. Nước tiểu có màu trắng là đủ, nếu có màu sẫm là cần bổ sung thêm nước.
Bên cạnh việc uống nước lọc thì bạn có thể bổ sung nước bằng nhiều cách: Ăn canh hoặc uống các loại nước trái cây.
– Nước chanh: Có chất Citrate giúp hòa tan sỏi
– Trà lựu: Hỗ trợ thải độc, giảm acid trong nước tiểu
– Nước ép nho: Đào thải độc tố, chứa chất oxy hóa
– Trà gừng: Chống viêm, kháng khuẩn
– Trà húng quế: Phá hủy sỏi thận nhờ có chứa acid axetic
– Nước cam: Có chứa citrate giúp ngăn chặn sỏi hình thành
Tìm hiểu thêm: Chữa bệnh viêm loét dạ dày bằng thuốc có hiệu quả không?
3.2 Thực phẩm nên tránh
Khi bị sỏi thận hoặc đang trong quá trình điều trị, người bệnh nên tránh ăn các thực phẩm sau:
3.2.1 Hạn chế muối và đường
Muối là nguyên nhân gây tích tụ các gốc oxalate gây ra sỏi thận. Người bệnh không nên ăn quá 3gr muối mỗi ngày.
Bánh kẹo, đồ ngọt chứa sucrose, fructose cao là yếu tố dẫn tới tiểu đường và sỏi thận. Chúng còn có khả năng làm tăng gốc oxalate nên cần hạn chế tối đa.
3.2.2 Hạn chế thức ăn nhiều đạm
Đạm gây tích tự acid uric trong máu khiến tăng nguy cơ hình thành sỏi. Mỗi người chỉ nên ăn tối đa 200gr thịt/ngày. Ưu tiên ăn ức gà, thịt nạc, hạn chế hải sản.
3.2.3 Hạn chế thực phẩm chứa Kali
Trong máu có nhiều chất Kali sẽ gây áp lực lên thận, giảm khả năng thận đào thải và tăng nguy cơ hình thành sỏi. Kali thường có trong: Chuối, bơ, khoai tây.
3.2.4 Ăn gì chữa sỏi thận?Tránh thực phẩm giàu gốc oxalate
Người bị sỏi thận thường do trong cơ thể có hàm lượng oxalate cao. Vì vậy để hạn chế tăng sỏi thận cần tránh: Rau muống, cải bó xôi, đậu, củ cải đường.
3.2.5 Tránh đồ nhiều dầu mỡ
Thực phẩm chiên rán, thức ăn nhanh sẽ gây tăng chất béo, muối, đạm vào cơ thể khiến thận quá tải và suy yếu. Người bệnh nên chế biến thức ăn ở dạng hấp, luộc.
3.2.6 Hạn chế đồ uống có gas, có cồn, chất kích thích
Các loại nước có gas, cafe, trà sẽ dễ làm kết tủa và hình thành sỏi. Rượu bia không chỉ gây hại cho gan mà thận cũng bị ảnh hưởng do phải hoạt động liên tục để đào thải độc tố.
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu đại tràng có vấn đề, nguyên nhân, điều trị
Bài viết đã cung cấp chi tiết và đầy đủ các thông tin để bạn biết nên ăn gì chữa sỏi thận. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định hiệu quả điều trị. Vì vậy người bệnh nên tuân thủ theo những quy tắc dịnh dưỡng để cải thiện sức khỏe, tránh tình trạng sỏi thận kéo dài, tái đi tái lại.