Viêm loét hang vị dạ dày có thể gây nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Nhằm giúp phát hiện bệnh sớm mọi người cần nắm vững những nguyên nhân, dấu hiệu gây bệnh,…
Bạn đang đọc: Viêm loét hang vị dạ dày và những điều cần biết
1. Khái niệm viêm loét hang vị dạ dày
Hang vị dạ dày là một phần nằm trong dạ dày và ở phía trước môn vị. Hang vị có chức năng hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Đồng thời chúng còn giúp phân tách chất dinh dưỡng do cơ thể thụ và chất thừa cần loại bỏ.
Viêm loét hang vị dạ dày là tình trạng tổn thương lớp niêm mạc bên trong. Hang vị có thể bị viêm, sưng, xung huyết hoặc chảy máu. Bệnh có thể gây ra nhiều mức độ đau đớn khác nhau tùy vào mức độ viêm loét.
2. Nguyên nhân nào gây loét hang vị dạ dày?
Viêm loét hang vị dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân chủ yếu gây bệnh về hang vị là:
2.1 Vi khuẩn HPHelicobacter pylori (HP)
Dạ dày tiết nhiều acid sẽ bào mòn niêm mạc hang vị dẫn tới viêm loét. Vi khuẩn HP sinh sống trong lớp nhầy của dạ dày. Chúng thường làm kích thích tạo môi trường acid mạnh gây ra các ổ viêm loét.
2.2 Tuổi tác
Những người ở độ tuổi trung niên thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các lứa tuổi khác. Nguyên nhân là do khi càng lớn tuổi thì niêm mạc dạ dày ngày càng có xu hướng mỏng đi vì vậy hệ tiêu hóa dễ bị rối loạn.
2.3 Stress, căng thẳng gây ra viêm loét hang vị dạ dày
Viêm hang vị dạ dày cũng có thể do người bệnh thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, áp lực. Các trạng thái tinh thần tiêu cực ảnh hưởng khá nhiều tới hệ tiêu hóa.
2.4 Ăn uống không khoa học
Nhiều người thường có thói quen nhịn ăn để giảm cân. Cách làm này là phương pháp không khoa học và còn ảnh hưởng tới dạ dày. Thói quen ăn uống không đúng bữa, ăn quá no, ăn nhanh sẽ khiến dạ dày phải hoạt động quá sức gây ra viêm loét hang vị.
Các loại đồ ăn chua cay, chiên rán, đồ uống có cồn cũng không hề tốt cho dạ dày.
2.4 Do sử dụng thuốc
Bệnh viêm hang vị có thể gặp ở những người bị viêm thoái hóa khớp. Nguyên nhân là do những người bệnh này cần sử dụng thường xuyên các loại thuốc giảm đau không steroid (mobic, diclofenac, piroxecam…) và thuốc giảm viêm corticoid (solumedrol, prednisolon, medrol).
Trên đây là một số các nguyên nhân cơ bản thường gây bệnh. Một số nguyên nhân tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại có tác động không hề nhỏ tới dạ dày.
3. Các triệu chứng khi bị viêm hang vị dạ dày
Viêm loét hang vị dạ dày rất dễ bị nhầm lẫn với đau dạ dày, đại tràng, xung huyết môn vị nếu không được kiểm tra kỹ. Một số dấu hiệu dễ nhận biết về bệnh như:
– Thường xuyên ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, chán ăn
– Xuất hiện cơn đau vùng thượng vị ( Vị trí ở dưới xương ức và trên rốn). Cơn đau diễn ra âm ỉ hoặc dữ dội tùy thuộc vào tình trạng bệnh.
Trong giai đoạn bệnh mới chớm người bệnh sẽ bị đau nhiều sau khi ăn. Nếu đi siêu âm sẽ thấy xuất hiện các vết trợt nông. Khi bệnh tiến triển nặng, cơn đau xuất hiện liên tục. Bệnh nhân sẽ đau nhiều vào buổi sáng sớm và về đêm. Khi này các vết trợt đã ăn sâu, xuất hiện nhiều vùng viêm sưng, loét, xung huyết.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về nấm đại tràng
4. Viêm hang vị dạ dày có gây nguy hiểm không?
Cơ thể của con người có cơ thể hoạt động rất thông minh, nếu vết thương ở mức độ trong tầm kiểm soát nhất định thì có thể tự chữa lành. Đối với một số trường hợp bệnh nhẹ thì chưa cần điều trị bằng thuốc mà có thể thực hiện nghỉ ngơi, ăn uống điều độ. Tuy nhiên viêm hang vị là bệnh rất dễ tái phát, nếu bệnh chuyển thành mạn tính có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm.
4.1 Xuất huyết dạ dày
Đây là một trong những biến chứng thường xuyên xảy ra nhất. Trong dạ dày có chứa lớp nhầy giúp bảo vệ niêm mạc ruột. Khi lượng acid tăng cao và thiếu hụt chất nhầy sẽ khiến bề mặt của ruột non, dạ dày bị ăn mòn dẫn tới viêm loét.
4.2 Thủng dạ dày
Biến chứng trầm trọng của viêm hang vị là thủng dạ dày. Những vết loét không được điều trị đúng cách sẽ ngày càng lan rộng và gây ra những vết thủng.
4.3 Hẹp môn vị do viêm loét hang vị dạ dày
Vết loét dạ dày ở xa hoặc gần môn vị đều có thể làm cho ống môn vị trở nên hẹp lại. Khi này môn vị sẽ thành một đường nhỏ, bờ không đều, uốn quanh khúc khuỷu. Thức ăn sẽ khó được lưu thông, khó chuyển sang bước tiếp theo để tiêu hóa.
4.4 Ung thư dạ dày
Nhắc đến ung thư chắc rằng ai cũng biết mức độ nguy hiểm của nó. Viêm loét hang vị dạ dày cũng có thể chuyển sang ung thư nếu không được điều trị đúng cách.
5. Cách điều trị viêm hang vị dạ dày hiệu quả nhất
Y học hiện đại với sự hỗ trợ của máy móc tiên tiến như: Máy siêu âm, máy chụp CT cắt lớp, dụng cụ nội soi,…để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Các loại thuốc thường được sử dụng để kê đơn như:
– Thuốc hỗ trợ trung hòa acid dạ dày
– Thuốc giúp làm giảm tiết acid có trong dạ dày:
Thuốc ức chế bơm proton có tác dụng ức chế tế bào viền tiết HCL Omeprazol, lansoprazol..
Thuốc kháng histamine H2 có tác dụng kìm hãm sự tạo thành acid HCL.
– Thuốc kháng sinh nhằm tiêu diệt triệt để vi khuẩn H.pylori. Hiện nay do tình trạng vi khuẩn kháng thuốc nên cần phối hợp nhiều loại kháng sinh một lúc để mang lại hiệu quả cao nhất. Diệt HP theo phác đồ chuẩn 3 thuốc, nếu không đạt hiệu quả có thể sử dụng kết hợp 4 loại thuốc.
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ chuyên khoa có thể kết hợp các loại thuốc trên với một số thuốc điều trị khác. Điều trị bằng Tây y giúp giải quyết nhanh chóng vấn đề triệu chứng. Tuy nhiên một số loại thuốc sẽ gây ra tác dụng phụ vì vậy người bệnh cần hết sức lưu ý.
>>>>>Xem thêm: Các biểu hiện của loét dạ dày, cách điều trị và phòng bệnh
Viêm loét hang vị dạ dày có những ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của bệnh nhân. Điều quan trọng là bạn cần nhanh chóng điều trị để chữa bệnh dứt điểm và tránh những hệ lụy khi bị viêm loét kéo dài.