Nên sàng lọc ung thư đại trực tràng nếu mắc các bệnh đường ruột sau

Ở Việt Nam, số người gặp các vấn đề về đường tiêu hóa không phải ít. Từ cấp độ nhẹ, bệnh tiến triển từ từ và có nguy cơ dẫn tới ung thư. Sau đây là 3 bệnh về đường ruột có khả năng cao tiến triển thành ung thư đại trực tràng vô cùng nguy hiểm. Do đó, sàng lọc ung thư đại trực tràng ngay nếu bạn đang gặp phải một trong ba loại bệnh đường ruột sau.

Bạn đang đọc: Nên sàng lọc ung thư đại trực tràng nếu mắc các bệnh đường ruột sau

1. 3 bệnh đường ruột có thể tiến triển thành ung thư

1.1. Viêm loét đại tràng kéo dài

Viêm loét đại tràng là bệnh lý đường ruột hay gặp nhất. Viêm loét đại tràng kéo dài (Viêm loét đại tràng mãn tính) là tình trạng viêm đại tràng kéo dài trên 3 tháng và thường xuyên lặp đi lặp lại. Ở mức độ nhẹ, bệnh chỉ ở dạng xung huyết, viêm ít triệu chứng. Khi tiến triển nghiêm trọng hơn sẽ xuất hiện các cơn đau, chảy máu đường ruột ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh.

Nếu tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài, bệnh sẽ gây ra các vết loét ngày càng sâu và lan rộng. Vết loét ăn sâu vào niêm mạc đại tràng. Từ các vết loét này hình thành các tế bào ung thư, tạo nên các khối u trong thành đại tràng. Ngoài ra, viêm loét đại tràng mãn tính không điều trị sớm cũng là nguyên nhân gây ra:

– Suy nhược cơ thể

– Giãn đại tràng

– Thủng đại tràng

– Teo đét niêm mạc…

Nên sàng lọc ung thư đại trực tràng nếu mắc các bệnh đường ruột sau

Bệnh viêm loét đại tràng kéo dài có thể dẫn tới ung thư đại trực tràng

1.2. Polyp đại tràng

Polyp đại tràng là một khối các tế bào hình thành trên niêm mạc đại tràng, từ đó tạo thành khối u. Hầu hết các polyp đại tràng là khối u lành tính, vô hại và không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, có một số polyp đại tràng có thể phát triển thành ung thư nếu không được sàng lọc ung thư đại trực tràng định kỳ hàng năm. Khi phát hiện muộn và không được điều trị sớm sẽ dẫn tới hậu quả nguy hiểm nhất là tử vong.

Nếu polyp có kích thước trên 2cm và kéo dài trên 10 năm có nguy cơ cao phát triển thành ung thư. Ngoài ra, số lượng polyp nhiều cũng dẫn tới ung thư rất cao.

Polyp đại tràng có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Và rất khó phát hiện vì không có triệu chứng rõ ràng. Cách duy nhất để phòng ngừa bệnh biến chứng đó là tầm soát sức khỏe hàng năm. Khi phát hiện sớm các polyp nguy hiểm thì có thể tiến hành cắt bỏ ngay.

1.3. Bệnh Crohn

Bệnh Crohn là bệnh viêm đường ruột có các biểu hiện sau:

– Đau vùng bụng

– Tiêu chảy kéo dài và ngày càng trầm trọng

Người bệnh cảm thấy đau đớn do tình trạng viêm lấn sâu vào các lớp mô ruột. Cơn đau kéo dài kèm tình trạng tiêu chảy dẫn đến suy nhược cơ thể, thậm chí là tử vong vì kiệt sức. Tuy không có biện pháp điều trị dứt điểm nhưng nếu được điều trị đúng cách sẽ làm giảm các triệu chứng.

Cũng tương tự như 2 bệnh lý trên, bệnh Crohn nếu để lâu cũng có khả năng tiến triển thành ung thư.

Nên sàng lọc ung thư đại trực tràng nếu mắc các bệnh đường ruột sau

Người bệnh có biểu hiện tiêu chảy nghiêm trọng dẫn tới suy nhược cơ thể

2. Sàng lọc ung thư đại trực tràng – Giải pháp phòng ngừa hiệu quả

2.1. Vai trò của sàng lọc ung thư đại trực tràng sớm

Không ít người được chẩn đoán ung thư đại trực tràng khi đã ở giai đoạn muộn. Lúc này việc điều trị không còn mang lại hiệu quả cao và tốn kém về chi phí. Do đó sàng lọc ung thư đại trực tràng sớm và định kỳ hàng năm có ý nghĩa rất quan trọng trong dự phòng sức khỏe.

Khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bạn cần nhanh chóng tới cơ sở y tế kiểm tra. Nếu phát hiện sớm các tổn thương và điều trị ngay từ đầu thì tỷ lệ điều trị hiệu quả là rất cao. Có tới 90% người bệnh có thể sống trên 5 năm. Đặc biệt có nhiều trường hợp kéo dài tiên lượng sống trên 10 năm.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu A-Z về đại tràng co thắt thể táo bón

Nên sàng lọc ung thư đại trực tràng nếu mắc các bệnh đường ruột sau

Tầm soát sớm giúp việc điều trị khỏi bệnh dễ dàng hơn

2.2. Tần suất sàng lọc ung thư đại trực tràng trong năm

Các bệnh lý về đường ruột tiến triển thành ung thư một cách âm thầm. Bạn sẽ không biết chính xác khi nào ung thư tìm đến và tấn công. Do đó, đều đặn thăm khám và tầm soát ung thư đại trực tràng ít nhất 1 lần trong năm là rất cần thiết.

Bởi trong khoảng thời gian 1 năm đó sẽ xảy ra rất nhiều biến đổi trong cơ thể. Đôi khi bạn sẽ không thể nhận biết được bằng mắt thường. Chỉ có kiểm tra thường xuyên mới có thể phát hiện và ngăn chặn chiều hướng xấu do bệnh gây nên.

2.3. Các phương pháp trong tầm soát ung thư đại trực tràng

Để chẩn đoán ung thư đại trực tràng sẽ bao gồm các phương pháp khám chuyên sâu sau:

– Xét nghiệm máu. Với mục đích tìm ra chất chỉ điểm ung thư CEA. Khi nồng độ CEA tăng cao thì có thể nghi ngờ khả năng ung thư.

– Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân.

– Nội soi đại tràng. Đây là phương pháp không thể thiếu và có độ nhạy, độ chính xác cao trong chẩn đoán ung thư. Nếu có polyp ác tính sẽ được tiến hành loại bỏ ngay trong quá trình nội soi.

– Siêu âm ổ bụng tổng quát.

– Chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI).

Nên sàng lọc ung thư đại trực tràng nếu mắc các bệnh đường ruột sau

>>>>>Xem thêm: Tiêu hóa kém khám ở đâu để nhanh khỏi bệnh

Nội soi là phương pháp thăm khám chuyên sâu để tìm ra những tổn thương bên trong hệ tiêu hóa

Hiện nay có khá nhiều địa chỉ tầm soát ung thư mà bạn có thể tham khảo. Trong đó Hệ thống y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ quen thuộc và được truyền tai nhau nhiều. Tại đây có rất nhiều gói tầm soát ung thư với chi phí tiết kiệm trọn gói. Bên cạnh đó, có rất nhiều lý do mà Thu Cúc TCI được tin chọn bởi: không gian khang trang, máy móc y tế công nghệ cao, đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn,…

Trên đây là thông tin về 3 bệnh lý đường ruột dễ tiến triển thành ung thư. Nếu bạn hoặc người thân đang mắc phải một trong 3 bệnh lý này thì cần sàng lọc ung thư đại trực tràng càng sớm càng tốt. Việc tầm soát ung thư sớm mang lại rất nhiều ý nghĩa và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *