Viêm loét dạ dày là bệnh lý khá phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì người bệnh có thể kết hợp với cách chữa viêm loét dạ dày tại nhà để bệnh mau hồi phục. Vậy phương pháp chữa bệnh ra sao? Hãy cùng tìm hiểu.
Bạn đang đọc: Cách chữa viêm loét dạ dày tại nhà và những điều cần biết
1. Viêm loét dạ dày là gì?
Viêm loét là tình trạng xuất hiện những vết loét trên niêm mạc của dạ dày. Người bệnh sẽ cảm thấy những cơn đau ở vùng thượng vị kèm theo đầy bụng, ợ hơi,… Cơn đau có thể xuất hiện vài phút hoặc vài giờ tùy thuộc vào mức độ của bệnh. Nếu bệnh không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Thủng dạ dày, hẹp môn vị, xuất huyết tiêu hóa hay thậm chí là ung thư dạ dày,…
2. Khi nào được áp dụng cách chữa viêm loét dạ dày tại nhà
Phương pháp điều trị viêm loét dạ dày sẽ tùy thuộc vào tình trạng của ổ loét đang ở mức độ nặng hay nhẹ. Cụ thể, với trường hợp viêm loét dạ dày nặng dần với các triệu chứng nghiêm trọng thì nên khẩn trương tới bệnh viện để được điều trị đúng cách. Ở các trường hợp đau nhẹ, bệnh nhân có thể sử dụng cách chữa viêm loét dạ dày tại nhà.
Tuy nhiên một lưu ý cần thiết trước khi tự chữa bệnh tại nhà bệnh nhân cần đi khám để được chẩn đoán và xin ý kiến từ bác sĩ để biết có thể điều trị bằng cách này hay không. Dựa vào các kết quả chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng sẽ giúp bác sĩ đưa ra hướng điều trị phù hợp với người bệnh.
3. Những nguyên tắc khi chữa bệnh loét dạ dày tại nhà
Muốn chữa viêm loét dạ dày hiệu quả tại nhà người bệnh cũng cần tuân thủ theo một số nguyên tắc sau nhằm giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn.
3.1 Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong cách chữa viêm loét dạ dày tại nhà
Chế độ ăn uống khoa học là một trong những yếu tố cơ bản để hạn chế tổn thương lan rộng và thúc đẩy chữa lành vết loét.
– Bổ sung chất xơ, flavonoid và vitamin. Những chất này thường có trong ngũ cốc nguyên hạt, rau củ quả. Bạn nên ăn nhiều các thức ăn giàu chất xơ hòa tan và vitamin A từ rau củ nhiều màu sắc, trái cây, hành, tỏi,…
– Bổ sung ở mức vừa phải các loại trà xanh, trà đen, trà ô long để giúp hỗ trợ và kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn HP.
– Không nên uống cafe, đồ uống có cồn vì chúng sẽ khiến tăng tiết acid dạ dày và bào mòn lớp nhầy bảo vệ niêm mạc tế bào.
– Tránh tiêu thụ các thức ăn chua cay, chiên rán trong thời gian điều trị để không gây kích ứng dạ dày.
3.2 Những thói quen sinh hoạt cần điều chỉnh
Người bệnh cần chú ý tới những thói quen sinh hoạt để hỗ trợ việc điều trị
– Duy trì ăn uống theo giờ giấc cố định để cơ thể dễ thích nghi
– Kiểm soát căng thẳng: Stress có thể khiến viêm loét dạ dày trở nên trầm trọng hơn. Người bệnh nên kết hợp làm việc và nghỉ ngơi, vận động điều độ
– Không hút thuốc lá: Trong khói thuốc có nhiều chất độc làm dạ dày tiết nhiều acid và gây suy thoái lớp niêm mạc bảo vệ.
– Cẩn thận khi sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm. Đây là yếu tố gây viêm loét dạ dày vô cùng lớn. Bạn nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ để tìm ra loại thuốc ít gây tác dụng phụ tới dạ dày nhất.
Tìm hiểu thêm: 7 loại thực phẩm cần tránh khi bị đau bụng
4. Các cách chữa viêm loét dạ dày tại nhà đơn giản mà hiệu quả
Chữa bệnh viêm loét dạ dày tại nhà được áp dụng dựa vào các nguyên liệu tự nhiên. Các phương pháp này tuy chưa mang lại hiệu quả tức thì nhưng cũng phần nào giúp hỗ trợ các tổn thương mau lành.
4.1 Nghệ và mật ong
Trong nghệ có chứa nhiều curcumin có tác dụng giảm tiết acid dạ dày và ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP. Nghệ còn giúp tăng tiết chất nhầy giúp ích cho quá trình tiêu hóa.
Mật ong kết hợp cùng nghệ có tác dụng giảm triệu chứng sưng viêm, kháng khuẩn, tăng cường miễn dịch. Bên cạnh đó hỗn hợp này còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể ( Vitamin B2, B3, B5, vitamin C; Khoáng chất: Canxi, kali, phốt pho, sắt,…)
Cách thực hiện:
– Tinh bột nghệ: 10g + vài thìa mật ong pha vào 100ml nước ấm. Khuấy đều sau đó uống ngay. Liều lượng: Mỗi ngày 3 lần trước các bữa ăn.
– Trộn mật ong và tinh bột nghệ thành hỗn hợp sêt. Vo thành từng viên nhỏ rồi cho vào hộp thủy tinh đậy kín để dùng dần. Mỗi ngày sử dụng 2 lần vào sáng và tối/ mỗi lần 2-3 viên.
4.2 Cách chữa viêm loét dạ dày tại nhà bằng gừng
Đặc tính của gừng là chống viêm, sát khuẩn, ngăn ngừa phản ứng oxy hóa. Giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu do viêm loét gây ra.
Cách thực hiện:
– Công thức 1: Cho vài lát gừng tươi và tách trà nóng uống vào sáng và tối. Thực hiện uống liên tục trong 2-3 ngày
– Công thức 2: Gọt vỏ gừng, giã nát ép lấy nước cốt rồi cho vào cốc nước ấm. Thêm vài thìa mật ong và ít chanh rồi khuấy lên uống. Bạn nên uống vào mỗi sáng.
4.3 Dừa kết hợp với nghệ
Trong nước dừa có chứa nhiều enzyme kháng khuẩn có tác dụng ức chế vi khuẩn có hại trong đường ruột. Dừa còn chứa nhiều vitamin, muối khoáng, khoáng chất như: Canxi, choloride, kali rất tốt cho dạ dày và hệ miễn dịch của cơ thể.
Cách thực hiện:
– Đun nước dừa sôi liu riu trong nửa tiếng. Đổ nước ra bát ngâm cùng cùi dừa. Chia hỗn hợp thành 2 phần và uống trước khi ăn 30 phút
– Nghệ rửa sạch sau đó giã nát. Chắt lấy phần nước cốt và uống vào khoảng 4h sáng. Sau đó kê gói ngang thắt lưng rồi tiếp tục ngủ.
4.4 Lá tía tô
Lá tía tô được ví như loại kháng sinh tự nhiên vì có chứ tanin và glucosid. 2 hoạt chất này giúp giảm tiết acid dịch vị và làm lành vết loét.
Người bệnh có thể dùng tía tô tươi hoặc khô. Cách thực hiện: Rửa sạch lá sau đó đun sôi cùng nước và uống khi nước nguội.
4.5 Nha đam
Nha đam là nguyên liệu quen thuộc trong làm đẹp, thực phẩm và cả chữa bệnh. Trong cây nha đam có chứa nhiều chất xơ, vitamin C, B, E,…có lợi cho hệ tiêu hóa. Theo nghiên cứu, các glycoprotein trong cây còn có tác dụng giảm tiết acid và kháng khuẩn giúp làm lành các vết loét
Thực hiện cách chữa viêm loét dạ dày tại nhà bằng nha đam:
– Xay phần thịt nha đam tươi cùng một ít nước. Mỗi ngày uống một ly nhỏ trước bữa ăn 20 phút
– Nước nha đam cùng đường phèn cũng mang lại hiệu quả cải thiện viêm dạ dày
– Nha đam có tính nhuận tràng vì vậy chỉ nên uống 2 – 3 ngày liên tục sau đó dừng vài ngày mới tiếp tục
4.6 Chườm nóng
Nhiệt sẽ giúp kích thích tuần hoàn lưu thông máu tốt hơn giúp cơn đau thuyên giảm. 2 cách chườm nóng bệnh nhân có thể sử dụng là:
-Chườm muối: Rang nóng muối hột sau đó bọc kín trong khăn. Chườm bọc muối lên vùng bụng bị đau cho tới khi cơn đau thuyên giảm
– Dùng nước ấm: Nhúng khăn vào nước ấm sau đó vắt ráo nước rồi đắp lên phần bụng bị đau
Cơn đau sẽ giảm đáng kể và người bệnh không cần dùng tới thuốc giảm đau.
4.7 Massage bụng
Bệnh nhân áp tay xoa quanh vùng rốn theo chiều kim đồng hồ. Massage giúp giảm đau và kích thích dạ dày hoạt động ổn định.
Để mang lại hiệu quả, người bệnh nên kết hợp cùng các loại tinh dầu như: Quế, đinh hương, khuynh diệp,…Tinh dầu mang lại mùi hương dễ chịu, thư thái và còn có tác dụng kháng viêm, giảm đau. Cơn đau sẽ dần biến mất sau khoảng 5-10 phút massage.
>>>>>Xem thêm: Các loại xuất huyết tiêu hóa
Hầu hết các cách chữa viêm loét dạ dày tại nhà được nêu trong bài viết đều dễ thực hiện và khá lành tính. Tuy nhiên chúng chỉ có tác dụng hỗ trợ trong thời gian ngắn đối với các trường hợp bệnh nhẹ. Tốt nhất người bệnh vẫn nên đi khám và điều trị theo sự tư vấn của bác sĩ để chữa khỏi bệnh tận gốc.