Các bệnh về dạ dày ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Nhiều người thường lo lắng khi biết mình bị viêm dạ dày. Nếu bệnh không được điều trị sớm và đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu về cách điều trị viêm dạ dày trong bài viết này
Bạn đang đọc: 5 cách điều trị viêm dạ dày được áp dụng phổ biến
1. Khái niệm viêm dạ dày
Viêm dạ dày là bệnh gây ra tình trạng tổn thương tại niêm mạc dạ dày. Bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi và đối tượng khác nhau từ già đến trẻ.
Trước khi tìm hiểu về cách điều trị viêm dạ dày, mọi người cân biết về các loại viêm dạ dày thường gặp:
– Viêm dạ dày cấp tính: Niêm mạc của dạ dày bị sưng, viêm đột ngột gây đau đớn
– Viêm dạ dày mạn tính: Đây là tình trạng bệnh tái diễn trong thời gian dài làm cho niêm mạc bị tổn thương nghiêm trọng. Giai đoạn mạn tính có nguy cơ biến chứng sang ung thư dạ dày rất cao
– Viêm dạ dày ruột cấp: Người bệnh xuất hiện triệu chứng đi ngoài, sốt nhẹ, buồn nôn, mệt mỏi
– Viêm xung huyết: Niêm mạc hang vị dạ dày bị thương tổn làm cho các mạch máu giãn nỡ. Niêm mạc trở nên phù nề dẫn tới chảy máu. Triệu chứng nhận biết là: Xuất hiện cơn đau dữ dội thương xuyên, buồn nôn, ợ hơi
– Viêm dạ dày trào ngược: Người bệnh sẽ thường xuyên nóng rát thượng vị, ợ hơi, ợ chua. Nếu bệnh kéo dài sẽ gây viêm đường hô hấp, hẹp thực quản.
2. 5 phương pháp điều trị viêm dạ dày hiệu quả
Với sự tiến bộ của y học, ngày nay viêm dạ dày có thể được điều trị bằng nhiều cách khác nhau. Trước hết bạn nên tới bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám nhằm xác định tình trạng và nguyên nhân gây bệnh. Dựa vào kết quả chẩn đoán bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất với người bệnh.
2.1 Điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc Tây y
Thông thường, các thuốc điều trị viêm dạ dày tá tràng sẽ được sử dụng là:
– Thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt triệt để vi khuẩn HP. Khi các kết quả xét nghiệm dương tính với khuẩn H. pylori các bác sĩ sẽ sử dụng phối hợp kháng sinh Phác đồ điều trị thường kéo dài khoảng 1 – 2 tuần. Bệnh nhân cần lưu ý uống đủ liều lượng theo đơn.
– Các thuốc gây ức chế bơm proton (PPI). Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế hoạt động của tế bào sản sinh ra acid trong dạ dày.
– Thuốc chẹn histamin H. Thuốc làm giảm lượng acid phóng thích vào dạ dày. Bên cạnh đó thuốc còn có tác dụng thúc đẩy vết thương mau lành, giảm đau.
– Thuốc trung hòa và kháng acid dạ dày. Khi sử dụng các loại thuốc này sẽ có tác dụng giảm đau nhanh chóng nhưng dễ gây tác dụng phụ: Tiêu chảy hoặc táo bón tùy thuộc vào từng loại hoạt chất có trong thuốc.
2.2 Ngưng dùng thuốc kháng viêm giảm đau để điều trị viêm dạ dày
Mỗi bệnh nhân sẽ có phác đồ điều trị khác nhau và thay đổi theo từng nguyên nhân cụ thể gây bệnh. Nếu viêm dạ dày là do sử dụng các loại thuốc kháng viêm corticosteroid, NSAIDs thì nên ngưng sử dụng thuốc. Trong trường hợp bệnh nhân bắt buộc phải sử dụng thuốc giảm đau thì cần ý kiến tư vấn của bác sĩ để lựa chọn loại thuốc lành tính, ít gây ảnh hưởng cho dạ dày.
2.3 Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp điều trị xâm lấn gây ra nhiều đau đớn và rủi ro cho người bệnh. Thủ thuật này chỉ được sử dụng trong một số trường hợp bất khả kháng như: Điều trị bằng thuốc không hiệu quả; Các biến chứng nguy hiểm: Xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, ung thư,…
2.4 Bài thuốc dân gian
Các trường hợp viêm dạ dày ở mức độ nhẹ, bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì bạn cũng có thể kết hợp cùng một số thảo dược.
– Củ nghệ vàng và mật ong: Mật ong và nghệ vốn nổi tiếng là bài thuốc dân gian hiệu quả. Hỗn hợp này có tác dụng giảm tiết dịch vị, chống viêm, loét dạ dày tá tràng.
– Nha đam: Phần thịt của nha đam có thể ép lấy nước hoặc chế biến thành nhiều món khác nhau giúp nhuận tràng, giảm đầy hơi.
– Nghệ đen: Tương tự như nghệ vàng, nghệ đen cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm dạ dày. Bột nghê đen hòa cùng nước ấm và uống hàng ngày giúp ngăn tiết dịch vị, kích thích tiêu hóa.
2.5 Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt là một cách điều trị viêm dạ dày
Chế độ ăn uống và sinh hoạt không không khoa học có thể gây ra viêm dạ dày. Vì vậy để dạ dày nhanh chóng phục hồi người bệnh cũng cần thay đổi thói quen
– Ăn bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi và ngũ cốc nguyên hạt: Rau họ nhà cải, táo, cherry, hạt hạnh nhân, óc chó,…
– Không sử dụng các đồ uống có chứa cồn và chất kích thích:
– Hạn chế thức quá khuya
– Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, tránh căng thẳng và các cảm xúc tiêu cực
– Rèn luyện cơ thể bằng các bài tập và môn thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng
– Hạn chế ăn các thực phẩm chua cay, nhiều dầu mỡ, các đồ chế biến sẵn
– Thức ăn nên được chế biến bằng cách hầm nhừ, luộc, hấp để dễ tiêu hóa mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng
– Nên chia nhỏ các bữa ăn. Không nên ăn quá no sẽ khiến dạ dày phải hoạt động quá sức.
Tìm hiểu thêm: Điều trị viêm phúc mạc ruột thừa như thế nào? Ở đâu tốt?
3. Đừng quên lịch tái khám
Sau khi điều trị, tình trạng bệnh ở mỗi người sẽ có những chuyển biến khác nhau tùy thuộc và vào cơ địa và chế độ sinh hoạt. Vì vậy để dễ kiểm soát và xác định phương pháp điều trị viêm dạ dày đã đi đúng hướng hay chưa bệnh nhân cần tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ.
Thông thường các đơn thuốc sẽ uống trong khoảng 2 tới 4 tuần sau đó tái khám. Bác sĩ sẽ đánh giá mức độ tiến triển của viêm dạ dày. Khi thấy các triệu chứng của bệnh thuyên giảm, bệnh nhân cũng không nên tự ý dừng thuốc hoặc hủy lịch khám vì có thể bệnh chưa được điều trị triệt để.
Đặc biệt người bệnh cũng tuyệt đối không được sử dụng đơn thuốc điều trị của người khác vì tình trạng viêm loét ở mỗi người không giống nhau. Việc sử dụng thuốc bừa bãi còn khiến phản tác dụng, vi khuẩn kháng thuốc, gây khó khăn cho việc điều trị sau này.
Viêm dạ dày là bệnh rất dễ tái phát, vì vậy vậy bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc kiểm tra định kỳ. Thói quen này sẽ giúp mọi người phát hiện bệnh sớm.
>>>>>Xem thêm: Tất cả các kiến thức về bệnh crohn ở nữ
Điều trị viêm dạ dày chỉ đem lại hiệu quả khi người bệnh nghiêm túc thực hiện theo yêu cầu của bác sĩ. Sau khi chữa khỏi bệnh, mỗi người nên có ý thức giữ gìn sức khỏe để phòng tránh tái nhiễm.