Viêm đường tiết niệu được gây ra bởi các vi khuẩn ở đường tiết niệu. Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ nhưng phổ biến hơn ở nữ giới. Vì cơ thể chị em có niệu đạo ngắn hơn khiến cho vi khuẩn dễ tiếp cận bàng quang. Triệu chứng chung của viêm đường tiết niệu thường gặp là đi tiểu nhiều và nóng rát khi đi tiểu. Viêm đường tiết niệu nếu không điều trị kịp thời có thể lây lan tới thận, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc điều trị viêm đường tiết niệu chủ yếu là sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra một số biện pháp khắc phục sau đây sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Bạn đang đọc: Làm thế nào để giảm khó chịu do viêm đường tiết niệu?
Uống 6 – 8 ly nước mỗi ngày để đẩy vi khuẩn ra khỏi bàng quang. Một lợi ích khác của uống nhiều nước là giúp làm loãng nước tiểu, giảm bớt cảm giác nóng rát mỗi lần đi vệ sinh của người bệnh.
Uống 6 – 8 ly nước mỗi ngày để đẩy vi khuẩn ra khỏi bàng quang.
Đi tiểu càng sớm càng tốt ngay khi có nhu cầu để loại bỏ nước tiểu có chứa vi khuẩn ra khỏi bàng quang. Phụ nữ sau khi đi vệ sinh nên lau từ trước ra sau, bắt đầu từ âm đạo và kết thúc ở hậu môn, để tránh bị nhiễm trùng niệu đạo từ vi khuẩn có lẫn trong phân.
Giảm khó chịu do viêm đường tiết niệu bằng cách ngâm mình trong bồn nước ấm. Lưu ý không sử dụng các loại sữa tắm, xà phòng… có thể gây kích thích niệu đạo.
Uống 2 – 3 ly nước ép nam việt quất mỗi ngày để hỗ trợ chữa bệnh. Có thể giảm bớt số lượng nước lọc và thay thế bằng nước ép nam việt quất. Theo nghiên cứu của Infectious Diseases Society of America, nước ép nam việt quất có thể ngăn ngừa một số chủng vi khuẩn bám vào các tế bào trong hệ tiết niệu.
Tìm hiểu thêm: KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM NIỆU ĐẠO Ở NỮ GIỚI
>>>>>Xem thêm: Điều trị viêm đường tiết niệu ở bé trai 5 tháng tuổi
Lactobacillus acidophilus trong sữa chua giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa hoặc làm giảm nhiễm trùng bàng quang trong tương lai.
Ăn sữa chua có chứa Lactobacillus acidophilus hoạt tính. Theo Trung tâm Y tế, Đại học Maryland, Lactobacillus acidophilus tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa hoặc làm giảm nhiễm trùng bàng quang trong tương lai.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.