5 Nguyên nhân viêm loét dạ dày không nên chủ quan bỏ qua

Viêm loét dạ dày là một căn bệnh khá phổ biến ở Việt Nam, hiểu được nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày sẽ giúp gia tăng tỷ lệ phòng chống bệnh và nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân viêm loét dạ dày ngay sau đây.

Bạn đang đọc: 5 Nguyên nhân viêm loét dạ dày không nên chủ quan bỏ qua

5 Nguyên nhân viêm loét dạ dày không nên chủ quan bỏ qua

Viêm loét dạ dày là căn bệnh về đường tiêu hóa phổ biến ở Việt Nam

1. Bệnh viêm loét dạ dày là gì?

Đây là bệnh lý khi niêm mạc dạ dày hay còn gọi là lớp trong cùng của cấu tạo dạ dày, cung cấp các chất cần thiết để bảo vệ dạ dày bị tổn thương, tạo thành các ổ hoặc vết viêm loét.

Tình trạng viêm loét dạ dày nếu kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm trong đó phải kể đến ung thư dạ dày, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị và nếu chủ quan trường hợp chảy máu dạ dày nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Viêm loét dạ dày có 2 dạng đó là:

– Viêm loét dạ dày cấp tính: Đây là dạng viêm dạ dày có hiện tượng đau dữ dội tại vùng thượng vị khoảng 3 đến 4 ngày giảm dần cơn đau sau 1 tuần. Dấu hiệu bằng trực quan đầu tiên của dạng này khi nội soi là lớp niêm mạc sưng đỏ, trầy xước. Viêm dạ dày dạng cấp tính có thể điều trị dứt điểm sau 1 tháng nếu người bệnh phát hiện sớm và sử dụng các phương pháp phòng tránh hợp lý.

– Viêm loét dạ dày mạn tính: Căn bệnh này được hình thành khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương trong một thời gian dài. Viêm loét dạ dày dạng mãn tính không xuất hiện những cơn đau dữ dội ở vùng thượng vị mà chỉ đau âm ỉ.  

2. 5 nguyên nhân điển hình gây ra viêm loét dạ dày

2.1. Vi khuẩn HP – nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày

Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn sinh sống và phát triển ở lớp niêm mạc dạ dày, vậy tại sao vi khuẩn này lại trú ngụ được tại đó và gây viêm loét dạ dày. Lý giải cho điều này thì do quá trình sử dụng chung dụng cụ ăn uống, đồ vệ sinh cá nhân hay hành động hôn, mớm là con đường giúp vi khuẩn đi bằng đường miệng vào cơ thể chúng ta. Ngoài yếu tố lây nhiễm từ người khác, vi khuẩn này tự hình thành trong dạ dày là do thói quen ăn uống như ăn đồ tươi sống, thức ăn lên men, sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, môi trường sống không sạch sẽ, vật nuôi thú cưng không được chăm sóc vệ sinh…

Đặc biệt, dạ dày là môi trường sống hoàn hảo cho vi khuẩn HP bởi chúng có thể tiết ra một loại enzyme Urease giúp nó trung hòa độ acid trong dạ dày để tồn tại. Khi trú ngụ và phát triển lâu ngày tại niêm mạc dạ dày, chúng sẽ phá vỡ khả năng chống axit của niêm mạc dạ dày và hình thành nên các vết loét.

Tìm hiểu thêm: Viêm loét dạ dày: Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

5 Nguyên nhân viêm loét dạ dày không nên chủ quan bỏ qua

Vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày

2.2. Sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Đây là thuốc làm giảm đau, giúp người bệnh có thể giảm cơn đau nhanh chóng, gây ức chế lớp niêm mạc dạ dày và khiến acid dễ dàng bào mòn và làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày. Loại thuốc này có thể mua tại bất cứ hiệu thuốc nào mà không cần kê đơn của bác sĩ. Bỏ qua những lưu ý về thời gian sử dụng, lạm dụng quá đà sẽ dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa, cụ thể là viêm loét dạ dày. 

2.3. Sức khỏe tinh thần bất ổn

Lý do thứ ba phải kể đến là sức khỏe tinh thần, cụ thể là stress kéo dài. Nếu một người hay trong tình trạng thần kinh căng thẳng, làm việc quá công suất hay suy nghĩ, lo âu… thì khi đó dạ dày sẽ tiết nhiều axit và việc dư thừa axit sẽ làm sẽ làm niêm mạc dạ dày mỏng yếu dễ dàng hình thành ổ viêm loét.

2.4. Chế độ ăn uống – Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày

Không thể không nhắc đến chế độ ăn uống là một nguyên nhân tiềm tàng mà nhiều người coi thường. Chế độ ăn uống hợp lý cực kỳ quan trọng đối với hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày. Trường hợp ăn uống thất thường không đúng giờ giấc, không đúng bữa, hay ăn đêm sẽ khiến dạ dày hoạt động không đúng giờ giấc. Ăn nhiều đồ cay, nóng, đồ ăn nhanh, đồ ăn không đảm bảo vệ sinh cũng sẽ khiến dạ dày ảnh hưởng và suy yếu gây ra viêm loét.

Trường hợp sử dụng chất kích thích chứa nicotine, hay đồ uống có cồn làm tăng lượng axit trong dạ dày và nếu người bị viêm loét thì các ổ viêm loét sẽ khó lành và có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn.

2.5. Di truyền là nhân tố gây viêm loét dạ dày

Nguyên nhân cuối cùng là do di truyền. Viêm loét dạ dày là bệnh được xếp vào nhóm mang yếu tố di truyền đã được khoa học chứng minh. Nếu gia đình có người thân như bố mẹ, cô, dì, chú, bác mắc bệnh thì thế hệ sau có nguy cơ viêm loét dạ dày cao hơn. 

3. Các dấu hiệu nhận biết có thể mắc bệnh viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là gì và nguyên nhân gây ra đều đã được rõ ràng, vậy làm sao để phát hiện nhanh chóng, hãy dựa vào các dấu hiệu dưới đây:

– Dấu hiệu đầu tiên và quan trọng là đau vùng thượng vị, vị trí nằm trên rốn, cơn đau dai dẳng, âm ỉ, có lúc nhói đau theo từng cơn co thắt, thường đau vào lúc đói.

– Ợ hơi, ợ chua, đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn cũng là các triệu chứng liên quan đến bệnh dạ dày nói chung và viêm loét dạ dày nói riêng

– Người mắc bệnh có thể sẽ bị mất ngủ hoặc tỉnh dậy giữa đêm, ngủ không liền giấc do cơn đau kéo đến mà không báo trước, và có thể kéo dài trong nhiều đêm, gây ra mệt mỏi

– Ngoài ra, khi gặp các triệu chứng tiêu chảy, đi ngoài bất thường kéo dài, bạn cũng nên theo dõi liệu đã đúng nguyên nhân và đến ngay cơ sở y tế để tránh tình trạng mất nước, cơ thể suy nhược.

5 Nguyên nhân viêm loét dạ dày không nên chủ quan bỏ qua

>>>>>Xem thêm: Những thực phẩm dành cho người tiểu đường

Dấu hiệu nhận biết có thể mắc viêm loét dạ dày

4. Một số phương pháp phòng ngừa

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày là giải pháp phòng chống hiệu quả, không chỉ giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định mà còn bảo vệ sức khỏe tổng quát của cơ thể.

Đầu tiên cần thiết lập thói quen ăn uống & chế độ dinh dưỡng phù hợp: 

– Trước khi ăn phải rửa sạch tay, ăn uống đủ bữa, ăn chín uống sôi, không hoạt động thể chất ngay sau khi ăn. Nên ăn thức ăn mềm, ăn chậm nhai kỹ để thức ăn khi xuống dạ dày có thể dễ dàng tiêu hóa.

– Tránh sử dụng chung đồ ăn uống, dụng cụ vệ sinh cá nhân với người đã nhiễm virus HP.

– Người có nguy cơ mắc nên ăn nhiều chất xơ, thực phẩm probiotic, thực phẩm chứa chất chống oxy hóa, thực phẩm kháng khuẩn, thực phẩm bổ sung vitamin B, A, E, C…

– Tránh ăn thực phẩm quá nóng, quá lạnh, quá nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa caffein, đồ uống có cồn, thực phẩm lên men

Thói quen sinh hoạt là yếu tố giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày rất cao, bạn nên cần chú ý một số thói quen sau:

– Luôn duy trì thói quen ngủ nghỉ đúng giờ, đủ giấc, tránh thức khuya

– Hạn chế tối đa hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích hàng ngày

– Tạo lối sống lành mạnh, hạn chế âu lo, suy nghĩ tiêu cực

– Tập thể dục thường xuyên từ 15 đến 10 phút mỗi ngày

– Luôn sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sĩ hoặc dược sĩ, tránh tự ý lạm dụng thuốc mà không hiểu hết các thành phần có trong thuốc và liều dùng.

Đặc biệt để bảo vệ sức khỏe nói chung và tránh bệnh viêm loét dạ dày nói riêng, tất cả mọi người nên khám sức khỏe định kỳ để chẩn đoán bệnh kịp thời và phương án điều trị phù hợp, tránh hậu quả không lường.

Ngay khi có các triệu chứng như đã liệt kê bên trên, bạn đừng chủ quan mà hãy đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Viêm loét dạ dày là căn bệnh về đường tiêu hóa phổ biến, và có thể mang lại nhiều nguy hiểm, nhận thức được các nguyên nhân hình thành viêm loét dạ dày và chủ động phòng tránh đúng cách là bạn đã có thể sở hữu một sức khỏe vàng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *