Dấu hiệu suy giảm chức năng thận

Thận là cơ quan quan trọng giúp bài tiết, lọc bỏ chất thải ra khỏi cơ thể và điều chỉnh huyết áp. Tiểu đường, cao huyết áp là những nguyên nhân thường gặp dẫn tới phát triển bệnh thận mạn tính. Điều nguy hiểm là bệnh thận mạn tính ít khi biểu hiện triệu chứng cho tới khi đã tiến triển, cuối cùng dẫn tới suy thận. Vì thế những ai nằm trong nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh về thận cần kiểm tra thường xuyên để phát hiện sớm, điều trị kịp thời, ngăn chặn sự tiến triển đến bệnh thận mạn tính chậm lại.

Bạn đang đọc: Dấu hiệu suy giảm chức năng thận

Dấu hiệu suy giảm chức năng thận

Bệnh thận mạn tính thường tiến triển qua nhiều năm và các triệu chứng ban đầu có thể không được rõ ràng.

Triệu chứng chung
Bệnh thận mạn tính thường tiến triển qua nhiều năm và các triệu chứng ban đầu có thể không được rõ ràng. Mệt mỏi là một trong những triệu chứng đầu tiên mà người bệnh cần chú ý. Các nhà nghiên cứu chưa xác định rõ lý do tại sao những người mắc bệnh thận mạn tính lại cảm thấy mệt mỏi nhưng có liên quan đến tình trạng tích lũy chất thải chậm thường được lọc qua thận. Thiếu máu liên quan đến suy thận cũng là một yếu tố góp phần. Khi suy thận tiến triển, người bệnh có xu hướng đi tiểu nhiều, đặc biệt là vào ban đêm.
Các triệu chứng tiêu hóa
Những người mắc bệnh thận mạn tính cũng cảm thấy chán ăn. Một số người cho biết miệng có vị chua hoặc kim loại làm giảm sự thèm ăn. Sự tích tụ của ure – một chất thường được lọc bỏ qua thận – có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng thay đổi vị giác này. Tích lũy urê cũng có thể gây buồn nôn, một triệu chứng phổ biến của chức năng thận giảm.

Tìm hiểu thêm: Khám thận tiết niệu giúp chẩn đoán và ngăn chặn bệnh kịp thời

Dấu hiệu suy giảm chức năng thận

>>>>>Xem thêm: 4 phương pháp phẫu thuật nội soi lấy sỏi điều trị sỏi tiết niệu

Những người mắc bệnh thận mạn tính cũng cảm thấy chán ăn. Một số người cho biết miệng có vị chua hoặc kim loại làm giảm sự thèm ăn.

Các triệu chứng đường hô hấp
Khi bệnh thận mạn tính tiến triển, thận mất dần khả năng điều chỉnh cân bằng lượng nước trong cơ thể. Kết quả là người bị suy thận thường bị tích tụ chất lỏng, nhất là ở chân và bàn chân. Trong giai đoạn tiến triển của bệnh thận mạn tính, chất lỏng có thể tích tụ trong phổi, dẫn đến khó thở. Nếu tình trạng chất lỏng tích tụ quá nghiêm trọng, người bệnh có thể sẽ phải chạy thận nhân tạo để loại bỏ bớt chất lỏng và khôi phục lại khả năng hô hấp bình thường. Bệnh thận mạn tính cũng có thể dẫn tới thiếu máu và giảm khả năng vận chuyển oxy của máu, góp phần gây khó thở. Người bị thiếu máu thường có nhịp thở nhanh để bù đắp cho lượng oxy trong máu giảm.
Các triệu chứng liên quan đến tim mạch
Khi thận bị suy giảm khả năng lọc các chất thải như các chất thải, trong đó có ure, niêm mạc xung quanh tim có thể bị viêm. Tình trạng này được gọi là  viêm màng ngoài tim urê huyết, có thể gây đau ngực dữ dội và khó thở. Chạy thận nhân tạo cón thể được áp dụng để xử lý tình trạng tích tụ ure.  Bệnh thận mạn tính đã tiến triển đến suy thận, nồng độ kali tăng cao sẽ rất nguy hiểm. Nếu không điều trị, đánh trống ngực, chóng mặt và thậm chí tử vong do tim yếu cơ có thể xảy ra.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *