Viêm loét tá tràng xảy ra do sự mất cân bằng giữa dịch vị (yếu tố tấn công) và lớp chất nhầy (yếu tố bảo vệ) tại niêm mạc tá tràng. Ở dạng nhẹ các vùng tổn thương sẽ xuất hiện, sưng viêm trên bề mặt niêm mạc. Tình trạng nặng hơn có thể gây ra các vết loét mở phá hủy lớp cơ, thủng ổ loét. Bài viết sau sẽ nêu rõ nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng, cách chẩn đoán cũng như những lưu ý về chế độ ăn uống và sinh hoạt của người bệnh.
Bạn đang đọc: Bị viêm loét tá tràng cần lưu ý gì về ăn uống và sinh hoạt?
1. Các nguyên nhân gây ra viêm loét tá tràng
Viêm loét tá tràng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Có những nguyên nhân khách quan và cả các nguyên nhân chủ quan. Hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh giúp cho việc điều trị trở nên dễ dàng hơn
1.1. Vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP tuy nhỏ bé nhưng lại vô cùng lợi hại. Chúng xâm nhập vào cơ thể và sinh sống tại chất nhầy của dạ dày tá tràng. Vi khuẩn gây tăng tiết acid dạ dày và làm giảm sản xuất hàng rào bảo vệ ( chất nhầy) niêm mạc. Khi này acid dạ dày sẽ tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc gây ra các vết loét.
1.2. Do chế độ ăn uống
Các thức ăn chua cay, đồ ăn nhanh, chiên rán nhiều chất béo,… sẽ kích thích niêm mạc dạ dày khiến chúng phải hoạt động quá sức. Thói quen ăn nhanh, không nhai kỹ, bỏ bữa hoặc ăn quá no cũng ảnh hưởng không tốt tới dạ dày tá tràng..
1.3. Do sử dụng thuốc
Thuốc Tây có tác dụng rất hiệu quả, nhanh chóng trong việc điều trị bệnh. Tuy nhiên khi sử dụng các thuốc giảm đau, chống viêm trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ. Chúng sẽ khiến giảm tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc vì thế hệ tiêu hóa dễ bị tổn thương.
1.4. Căng thẳng
Có thể bạn chưa biết, các trạng thái căng thẳng, lo âu, buồn rầu,…có thể gây ra viêm loét tá tràng. Khi cơ thể stress khiến dạ dày tá tràng tăng tiết dịch và co bóp mất cân bằng. Căng thẳng còn kích thích hệ thần kinh trung ương khiến hệ tiêu hóa bị ngưng trệ .
1.5. Di truyền
Một số loại bệnh có yếu tố di truyền và các bệnh về tiêu hóa cũng vậy. Nếu trong gia đình bạn có những người thân bị viêm loét tá tràng thì nguy cơ bạn nhiễm bệnh cũng vô cùng cao.
2. Triệu chứng viêm loét tá tràng
Các dấu hiệu loét tá tràng cũng gần tương tự giống các bệnh về dạ dày. Bệnh nhân thường thấy xuất hiện chung các triệu chứng như:
– Đau rát vùng thượng vị phía trên rốn và hơi lệch về bên phải. Cơn đau có thể xuất hiện từng cơn dữ dội hoặc âm ỉ. Mức độ đau sẽ thay đổi theo thời tiết, vào mùa lạnh bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhiều hơn.
– Bạn sẽ thường thấy đau bụng vào lúc đói. Nếu viêm loét ở tình trạng nặng thì ngay cả khi ăn no bạn cũng bị đau.
– Ợ chua, ợ hơi, buồn nôn, nôn.
– Chướng bụng, khó tiêu.
– Thiếu máu do các ổ loét bị xuất huyết gây ra nếu không có biện pháp cầm máu.
Trường hợp nếu bị nôn và đi ngoài ra máu bạn cần tới các cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu. Nếu chậm trễ bệnh nhân có nguy cơ sốc, tụt huyết áp, mất máu.
3. Biến chứng nguy hiểm khi bị viêm loét tá tràng
Loét tá tràng nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ không ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe. Tuy nhiên nếu để bệnh nặng có thể sẽ tiến triển thành các biến chứng vô cùng nguy hiểm.
3.1. Xuất huyết hệ tiêu hóa
Các ổ loét sẽ ồ ạt chảy máu. Chúng có thể xuất hiện đột ngột hoặc do bị kích thích khi sử dụng các loại chất kích thích, thuốc giảm đau,… Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là bệnh nhân nôn ra máu tươi và đi ngoài phân đen. Bệnh nhân cần được đưa ngay tới bệnh viện cấp cứu để cầm máu.
3.2. Thủng ổ loét
Các vết loét nếu không được điều trị sẽ ngày một lan rộng và ăn sâu vào lớp niêm mạc gây thủng tá tràng. Người bệnh sẽ bị đau dữ dội như bị dao đâm, bụng cứng kèm theo nôn mửa.
3.3. Viêm loét tá tràng dẫn tới hẹp môn vị
Các ổ loét rộng và sát với môn vị dạ dày có thể gây ra hẹp môn vị. Điều này khiến cản trở đường đi của thức ăn xuống dạ dày để chuyển hóa. Biểu hiện thường gặp là đầy bụng, khó tiêu, thường nôn ra thức ăn cũ kèm theo dịch vị có màu xanh đen.
4. Phương pháp chẩn đoán bệnh
Để chẩn đoán bệnh, trước hết bác sĩ sẽ hỏi thăm về các triệu chứng, mức độ đau đớn, thời gian diễn ra,…Bệnh nhân cũng cần cung cấp tiền sử bệnh tật và các loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ xác định nguyên nhân gây bệnh. Sau đó bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm một số phương pháp nhằm giúp việc chẩn đoán bệnh chính xác hơn.
– Nội soi tá tràng: Ống nội soi được đưa vào dạ dày tá tràng giúp quan sát trực tiếp vết loét. Dựa vào hình ảnh thu được, chuyên gia sẽ xác định vị trí viêm và hình dạng, kích thước của ổ loét. Đồng thời, nội soi còn kịp thời phát hiện vấn đề của các bộ phận lân cận. Trường hợp các vết loét lồi lõm, xơ chai sẽ được lấy mô làm sinh thiết để chẩn đoán ung thư sớm.
– Chụp X-quang: Bệnh nhân được yêu cầu uống chất cản quang barit nhằm giúp quan sát các bộ phận trong hệ tiêu hóa rõ ràng hơn.
– Xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, xét nghiệm hơi thở: Các loại xét nghiệm này nhằm tìm ra lượng vi khuẩn HP tồn tại trong cơ thể. Kết quả của xét nghiệm cũng cho biết mức độ viêm nhiễm nhiều hay ít.
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu viêm ruột thừa cảnh báo biến chứng bệnh
5. Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cho người bệnh viêm loét tá tràng
Bên cạnh việc sử dụng thuốc để điều trị hoặc can thiệp phẫu thuật thì chế độ dinh dưỡng cũng vô cùng quan trọng. Ăn uống đúng cách sẽ giúp thúc đẩy quá trình chữa trị mau lành đồng thời cũng giúp ngăn ngừa mắc bệnh.
5.1. Viêm loét tá tràng nên ăn gì, nên uống gì?
Nhiều người khi bị bệnh vẫn còn lúng túng trong việc lựa chọn thực phẩm. Dưới dây là các loại thực phẩm bạn nên bổ sung trong bữa ăn hàng ngày
– Trứng, sữa: Làm đệm trung hòa acid trong dạ dày.
– Thực phẩm chứa đạm dễ tiêu hóa: Cá, thịt lợn,…
– Rau của quả tươi sạch: Nên ưu tiên bổ sung các loại rau họ nhà cải như: Bắp cải, rau cải xanh vì chúng chứa nhiều vitamin và chất chống oxy giúp chữa lành vết thương.
– Tinh bột ít mùi vị: Cơm, khoai, bánh mỳ,…
– Sử dụng các loại dầu chiết xuất từ thực vật: Dầu vừng, dầu hạt cải, dầu hướng dương,…
– Uống nước đun sôi để nguội.
– Các loại đồ ăn lên men như sữa chua, kim chi,…để bổ sung lợi khuẩn cho dạ dày tá tràng.
Lưu ý: Các thực phẩm nên được chế biến bằng cách luộc, hầm nhừ để đảm bảo vẫn giữ được dinh dưỡng và giúp dễ tiêu hóa.
5.2. Loét dạ dày tá tràng kiêng ăn gì, kiêng uống gì
Các loại thực phẩm đưa vào cơ thể có ảnh hưởng trực tiếp tới tá tràng. Bạn cần hết sức chú ý và tránh các loại đồ ăn không có lợi cho sức khỏe.
– Đồ ăn chế biến sẵn: Xúc xích, lạp sườn, dăm bông,…
– Kiêng ăn đồ cay nóng, thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ.
– Đồ ăn cứng, khó tiêu: Sụn, gân, các loại rau quá già.
– Các món ăn muối chua: Dưa cà muối, hành muối, dấm tỏi,…
– Các loại quả có vị chua nhiều: Xoài, cóc, sấu,…
– Các đồ uống có gas, có cồn và chất kích thích: Cafe, trà, rượu bia, thuốc lá.
>>>>>Xem thêm: Triệu chứng của bệnh viêm thực quản
5.3. Chế độ sinh hoạt, tập luyện khoa học
Khi bị viêm loét tá tràng cần chú ý xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi điều độ. Bạn không nên thức quá khuya, làm việc căng thẳng kéo dài dài. Đặc biệt không nên làm việc sau khi ăn để dạ dày có thời gian tiêu hóa thức ăn.
Tập luyện thể dục thể thao là cách để nâng cao sức khỏe. Cơ thể được thúc đẩy việc tiêu hao và chuyển hóa năng lượng đều đặn. Sức đề kháng của cơ thể được cải thiện cũng sẽ giúp hệ tiêu hóa trở nên khỏe mạnh hơn.
Viêm loét tá tràng là bệnh lý khá phổ biến vì vậy mọi người đều có thể dễ dàng mắc phải. Ngay khi phát hiện các triệu chứng viêm tá tràng bạn cần thăm khám và chữa bệnh sớm để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm.