Loét bao tử – Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh 

Loét bao tử không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Theo khảo sát của hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam thì 70% dân số có nguy cơ viêm loét dạ dày. Hiểu rõ về bệnh lý dạ dày này là điều cần thiết để phòng và chữa bệnh hiệu quả hơn.

Bạn đang đọc: Loét bao tử – Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh 

1. Loét bao tử là gì?

Loét bao tử là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương gây sưng viêm, hình thành các vết loét. Viêm loét dạ dày là bệnh phổ biến hàng đầu trong các bệnh về đường tiêu hóa với tỷ lệ 26%. Bệnh được chia thành 2 loại là:

– Viêm dạ dày cấp: Niêm mạc dạ dày bị sưng, viêm. Xuất hiện những cơn đau đột ngột, dữ dội theo từng đợt ngắn.

– Viêm dạ dày mạn: Các cơn đau xuất hiện từ từ, âm thầm trong thời gian dài do những vết loét trong dạ dày gây ra. Nếu để tình trạng mạn tính kéo dài có thể xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.

Loét bao tử – Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh 

Loét bao tử dạng cấp tính thường mang đến những cơn đau đột ngột

2. Những nguyên nhân gây bệnh

Viêm bao tử ngày càng phổ biến, không phân biệt độ tuổi và có xu hướng trẻ hóa. Bệnh có thể bắt nguồn từ  nhiều nguyên nhân gây ra.

2.1. Vi khuẩn HP tấn công gây loét bao tử

Loại vi khuẩn này là nguyên nhân số một gây viêm loét dạ dày. Chúng thường sống trong lớp nhầy ở niêm mạc dạ dày. Khi khuẩn HP hoạt động sẽ tiết ra chất độc gây kích ứng, viêm loét dạ dày.

2.2. Chế độ ăn uống không phù hợp

Ăn uống không đúng giờ, bỏ bữa, ăn đêm, ăn nhanh,….đều là các thói quen xấu trong ăn uống. Ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng, chiên rán,…cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ gây loét dạ dày.

2.3. Sử dụng thuốc giảm viêm, giảm đau

Những người lớn tuổi thường sử dụng các thuốc giảm đau, kháng viêm cũng có nguy cơ mắc loét dạ dày cao. Ngay cả những người trẻ nếu sử dụng nhiều thuốc cũng có nguy cơ tương tự.

2.4. Stress

Người thường xuyên chịu áp lực, căng thẳng kéo dài cũng có tỉ lệ viêm loét dạ dày cao hơn bình thường. Căng thẳng làm suy yếu hệ thống miễn dịch và làm rối loạn quá trình tiêu hóa. Khi này cơ thể dễ bị các loại vi khuẩn có hại xâm nhập, đặc biệt là khuẩn HP.

2.5. Thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích

Rượu bia sẽ làm kích thích niêm mạc dạ dày khiến chúng phải hoạt động quá mức. Điều này làm tăng nguy cơ phát triển các vết loét. Đồ uống có cồn còn làm ảnh hưởng tới quá trình chữa lành của các vết loét.

2.6. Loét bao tử do di truyền

Nếu trong gia đình bạn có người bị loét bao tử thì bạn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh do yếu tố di truyền.

Loét bao tử – Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh 

Vi khuẩn HP là tác nhân chính gây bệnh

3. Các triệu chứng dễ nhận biết của bệnh loét bao tử

Các dấu hiệu ban đầu của bệnh viêm dạ dày thường rất dễ nhầm lẫn với đau bụng thông thường. Vì vậy nếu không biết rõ về các triệu chứng của bệnh sẽ rất dễ chủ quan mà bỏ qua.

3.1. Đau nhói vùng thượng vị

Các cơn đau tức vùng trên có thể coi là dấu hiệu viêm loét dạ dày sớm nhất. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh ở mỗi người nên mức độ các cơn đau sẽ khác nhau. Cơn đau có thể xuất hiện bất cứ khi nào, thậm chí ngay cả khi ngủ.

3.2. Thường xuyên nôn nao, buồn nôn

Các vết loét sẽ khiến dạ dày bị co bóp mạnh khiến bệnh nhân luôn có cảm giác buồn nôn, nôn. Điều này xảy ra do chức năng dạ dày đã suy yếu.

3.3. Chán ăn, ăn không ngon

Viêm loét dạ dày làm cho người bệnh thấy giảm vị giác, đắng miệng, chán ăn. Hầu hết các bệnh nhân đều gặp phải triệu chứng này.

3.4. Rối loạn tiêu hóa

Táo bón hoặc tiêu chảy cũng là triệu chứng của chức năng tiêu hóa đang rối loạn. Điều này thể hiện hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề.

3.5. Sụt cân, mất ngủ

Khi mắc các bệnh liên quan tới đường tiêu hóa sẽ khiến bệnh nhân giảm cân nhanh. Nguyên nhân do cơ thể bị giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Các cơn mất ngủ cũng thường xuyên xảy ra gây mệt mỏi .

4. Các biện pháp chẩn đoán

Với sự phát triển của nền y tế, bệnh viêm dạ dày có thể được chẩn đoán bằng nhiều phương pháp khác nhau. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh sau khi thăm khám sơ bộ để chỉ định phương thức chẩn đoán cần thiết.

4.1. Nội soi xác định tình trạng loét bao tử

Nội soi là phương pháp chẩn đoán được sử dụng nhiều nhất và chính xác nhất. Chuyên viên viên sẽ đưa ống nội soi có gắn camera ở đầu đi qua cuống họng và vào tới dạ dày. Các ảnh từ camera sẽ gửi vào máy để bác sĩ quan sát chi tiết vị trí và tình trạng tổn thương. Dựa trên cơ sở này tiên lượng khả năng điều trị. Những ổ loét đơn giản tại dạ dày có thể điều trị nội khoa. Đối với các ổ loét lồi lõm, xơ chai cần làm thêm sinh thiết để chẩn đoán ung thư sớm.

4.2. Xét nghiệm máu, phân để tìm ra vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP là nguyên nhân chủ yếu gây loét bao tử. Dựa vào các xét nghiệm máu và phân sẽ xác định được trong dạ dày có vi khuẩn HP hay không.

Tìm hiểu thêm: Trị bệnh viêm dạ dày

Loét bao tử – Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh 

Nội soi là phương pháp thông dụng và chính xác nhất để chẩn đoán

5. Các cách điều trị hiệu quả

Người bệnh cần tới bệnh viện gặp các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn. Dựa trên tình trạng của vết loét mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp.

5.1. Điều trị loét bao tử bằng thuốc

– Thuốc Tây y: Các đơn thuốc dành cho người bị loét bao tử thường là các loại kháng sinh nhằm diệt vi khuẩn, thuốc ức chế proton, thuốc trung hòa acid, thuốc kháng thụ thể H2.

– Thuốc Đông y: Một số bệnh nhân có thể sử dụng thuốc có nguồn gốc thảo dược lành tính. Loại thuốc này có thể dùng lâu dài, ít có tác dụng phụ. Tuy nhiên thuốc có tác dụng khá chậm và không tiêu diệt virus triệt để. Bệnh nhân cũng nên tìm các nhà thuốc uy tín để tránh tiền mất tật mang.

Lưu ý: Người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị loét dạ dày. Thay vào đó, người bệnh cần thăm khám và tuân thủ chỉ định của bác sĩ, đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị.

5.2. Phẫu thuật

Đối với các trường hợp không đáp ứng với thuốc sẽ được chỉ định phẫu thuật. Các biến chứng nặng như chảy máu, thủng dạ dày, hẹp môn vị,…cũng cần can thiệp ngoại khoa.

5.3. Điều trị tại nhà

Song song với các phương pháp điều trị trên thì sự thay đổi trong ăn uống, sinh hoạt cũng là yếu tố quan trọng giúp chữa lành viêm dạ dày. Giữ nếp sinh hoạt điều độ còn giúp phòng ngừa bệnh tái phát.

6. Dinh dưỡng cho bệnh nhân loét bao tử

Đối với những người có vấn đề về tiêu hóa thì chế độ dinh dưỡng vô cùng quan trọng. Một số loại thực phẩm nên ăn, một số loại thực phẩm nên hạn chế sử dụng.

6.1. Người bệnh nên ăn gì ?

– Rau củ quả tươi: Các loại rau xanh, trái cây sẽ cung cấp chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa. Đặc biệt bạn nên ăn rau thuộc họ nhà cải ( rau cải, bắp cải, củ cải) vì vitamin trong rau sẽ giúp vết thương nhanh lành.

– Các thực phẩm chứa đạm dễ tiêu: Thịt lợn, cá, ức gà,…

– Trứng, sữa: Giúp làm đệm trung hòa acid trong dạ dày.

– Các loại tinh bột: Cơm, khoai, bánh mì,…

– Các loại dầu từ thực vật: Dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu vừng,…

– Bổ sung thêm các loại vitamin A, vitamin D, vitamin B12.

6.2. Người bị loét bao tử không nên ăn gì ?

– Hạn chế tối đa các loại đồ ăn nhanh, đồ chế biến sẵn chứa nhiều muối và dầu mỡ;

– Không nên ăn các loại hoa quả có vị chua như: Cóc, khế, xoài;

– Tránh xa các đồ uống có gas, có cồn, chất kích thích;

– Hạn chế ăn các loại gia vị mạnh: Hạt tiêu, ớt và đồ muối chua;

– Nếu bạn hút thuốc lá cũng nên ngừng sử dụng.

6.3 Lưu ý khi chế biến đồ ăn

– Thực phẩm nên được thái nhỏ, nghiền nát trước khi chế biến;

– Món ăn nên được nấu nhừ hoặc chế biến bằng cách hầm, luộc. Hạn chế chiên rán;

– Nên ăn thức ăn vừa nấu xong, không nên để đồ ăn quá lâu sẽ không tốt cho dạ dày.

Loét bao tử – Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh 

>>>>>Xem thêm: Sau khi mổ ruột thừa nên ăn gì?

Người bệnh nên nhớ ăn đủ bữa và đúng giờ

7. Biện pháp phòng tránh

Viêm dạ dày là bệnh dai dẳng gây nhiều khó chịu ảnh hưởng tới đời sống của người mắc.

Thay vì có bệnh mới chữa thì chúng ta cần lưu ý tới các biện pháp phòng bệnh để giữ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

– Hạn chế căng thẳng gây stress;

– Luôn giữ chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh;

– Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý;

– Thường xuyên tập thể dục, vận động phù hợp với thể trạng;

– Cân nhắc khi sử dụng các thuốc giảm đau, kháng viêm.

Loét bao tử sẽ không còn là nỗi lo lắng của mọi người vì với sự tiến bộ của y học bệnh có thể được điều trị triệt để. Tuy nhiên mỗi người cần luôn chú ý tới thay đổi bất thường của cơ thể để phát hiện bệnh kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *