Viêm loét dạ dày HP: Nhận biết sớm và điều trị đúng cách

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu viêm loét dạ dày HP là rất cần thiết, giúp người bệnh chủ động thăm khám và tiến hành điều trị đúng cách ngay từ những giai đoạn đầu của bệnh nhằm ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Bạn đang đọc: Viêm loét dạ dày HP: Nhận biết sớm và điều trị đúng cách

1. Viêm loét dạ dày và loét dạ dày HP

Viêm loét dạ dày là bệnh lý tiêu hóa rất phổ biến, có thể gặp phải ở mọi đối tượng, độ tuổi và giới tính. Khi lớp niêm mạc dạ dày bị bào mòn làm lộ ra các lớp bên dưới, gặp điều kiện bất lợi sẽ hình thành nên các tổn thương viêm và loét gây ra bệnh.

Viêm loét dạ dày HP là bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) gây ra. Viêm loét dạ dày HP chiếm tới 90% tổng số ca bệnh.

Viêm loét dạ dày HP: Nhận biết sớm và điều trị đúng cách

Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh viêm loét dạ dày.

2. Nhận biết sớm dấu hiệu bệnh

Như vừa mới đề cập, có tới 90% ca bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP gây ra. Chính vì thế, các triệu chứng viêm loét dạ dày nói chung cũng được coi là dấu hiệu nhận biết về viêm loét dạ dày H.pylori dương tính.

2.1. Đau bụng thượng vị (vùng bụng trên rốn)

Đây là một trong những dấu hiệu điển hình để nhận biết bệnh viêm loét dạ dày. Cơn đau thường sẽ xuất hiện vào lúc đói hoặc là sau khi ăn khoảng 2 – 3 tiếng, cũng có thể đau vào lúc nửa đêm về gần sáng. Nhận diện đặc điểm cơn đau thượng vị: Cơn đau âm ỉ, đau tức bụng hoặc đau quặn theo từng cơn. Đau từ bụng rồi lan ra sau lưng. Lưu ý, người bệnh nên hạn chế ăn những món chua, cay… nhất là khi đang đói vì sẽ làm cơn đau thượng vị thêm nghiêm trọng.

2.2. Đầy bụng, khó tiêu, có thể là buồn nôn, nôn.

Đầy bụng, khó tiêu là những triệu chứng tiêu hóa dễ gặp phải nhưng đôi khi đây cũng là dấu hiệu cảnh báo về việc dạ dày đang bị tổn thương ở các ổ viêm loét. Hệ quả là quá trình tiêu hóa chậm lại, thức ăn bị ứ đọng tại dạ dày gây cảm giác chướng bụng, đầy hơi, nghiêm trọng hơn là buồn nôn và nôn, sản phẩm sau nôn có mùi hôi khó chịu.

2.3. Ợ hơi, ợ chua kèm cảm giác nóng rát thượng vị

Đây là những triệu chứng điển hình nhận biết bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị cũng có thể xảy ra do ảnh hưởng từ viêm loét dạ dày – tá tràng ở thời kỳ đầu.

2.4. Mất ngủ cảnh báo về loét dạ dày HP

Các triệu chứng tiêu hóa thường xuất hiện về đêm lúc gần sáng như: nặng bụng, đầy hơi, cảm giác khó tiêu, đau bụng âm ỉ hoặc đau quặn bụng,… Điều này trực tiếp ảnh hưởng tới giấc ngủ của người bệnh, ngủ không ngon giấc, ngủ chập chờn, mất ngủ,..

2.5. Dấu hiệu cơ thể: mệt mỏi, suy nhược, sút cân nhanh

Quá trình tiêu hóa bị ảnh hưởng, cơ thể kém hấp thu không cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu cùng việc mất ngủ do những cơn đau dạ dày dẫn đến cơ thể bị mệt mỏi, suy nhược và sút cân nhanh chóng.

Các triệu chứng kể trên thường dễ bị nhầm lẫn với các rối loạn tiêu hóa thông thường nhưng tuyệt đối không thể chủ quan. Người bệnh nên chủ động đến bệnh viện để các bác sĩ tiến hành thăm khám và chỉ định những thủ thuật, xét nghiệm cần thiết nhằm chẩn đoán chính xác về bệnh.

Tiêu biểu nhất là phương pháp nội soi dạ dày – đại tràng sẽ giúp phát hiện mọi bất thường, tổn thương, bệnh lý đường tiêu hóa. Đối với bệnh viêm loét dạ dày, tiến hành nội soi sẽ cho biết chính xác vị trí, mức độ tổn thương của ổ loét, có hay không việc nhiễm vi khuẩn HP. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho từng trường hợp viêm loét cụ thế.

Tìm hiểu thêm: Cách điều trị thoát vị bẹn ở trẻ em và người lớn

Viêm loét dạ dày HP: Nhận biết sớm và điều trị đúng cách

Mất ngủ, tiêu hóa kém khiến cơ thể mệt mỏi, suy kiệt, sút cân là dấu hiệu cảnh bảo viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP gây ra.

3. Điều trị loét dạ dày HP đúng phác đồ

Viêm loét dạ dày H.pylori có thể được điều trị tốt bằng phương pháp nội khoa. Cụ thể, bác sĩ sẽ dựa theo kết quả thăm khám của người bệnh và chỉ định phác đồ thuốc phù hợp nhằm tiêu diệt vi khuẩn HP.

Một lưu ý quan trọng khi tiến hành điều trị bằng thuốc, vi khuẩn HP có đề kháng cao với kháng sinh nên sẽ cần kết hợp nhiều loại kháng sinh cùng lúc và tương thích với từng trường hợp cụ thể. Chính vì vậy, người bệnh không thể tự ý mua thuốc mà cần thực hiện đúng theo phác đồ bác sĩ đưa ra.

Viêm loét dạ dày HP: Nhận biết sớm và điều trị đúng cách

>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu bị trào ngược dạ dày thực quản bạn cần cẩn trọng

Điều trị viêm loét dạ dày bằng phác đồ tiêu diệt vi khuẩn HP theo đúng chỉ định từ bác sĩ.

3.1. Phác đồ điều trị loét dạ dày HP với liệu pháp 3 thuốc

Phác đồ diệt vi khuẩn HP 3 thuốc thường được áp dụng từ 10-14 ngày cho những trường hợp nhiễm vi khuẩn ở giai đoạn đầu, mức độ ảnh hưởng nhẹ. 3 loại thuốc được sử dụng trong phác đồ này bao gồm:

– Nhóm thuốc giúp ức chế bơm proton (PPI);

– Clarithromycin 500mg;

– Amoxicillin 500mg.

Kết quả: Hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn HP lên tới trên 80% ngay từ lần đầu tiên. Tuy nhiên, phác đồ này lại ít được áp dụng tại Việt Nam.

3.2. Phác đồ điều trị 4 thuốc

Phác đồ 4 thuốc là giải pháp thay thế được áp dụng khi phác đồ 3 thuốc không phù hợp hoặc không cho kết quả tốt. Phác đồ được áp dụng từ 10-14 ngày và chia thành 2 loại như sau:

Phác đồ 4 thuốc có Bismuth:

– Bismuth;

– Tinidazole hoặc dùng Metronidazole;

– Tetracyclin;

– Nhóm thuốc giúp ức chế bơm proton (PPI).

Phác đồ 4 thuốc không Bismuth:

– Nhóm thuốc giúp ức chế bơm proton (PPI);

– Kháng sinh Amoxicillin;

– Tinidazole hoặc dùng Metronidazole;

– Clarithromycin.

Kết quả: Phác đồ điều trị HP 4 thuốc loại có sử dụng Bismuth sẽ cho hiệu quả điều trị tới 95%. Tuy nhiên, việc áp dụng phác đồ này khá phức tạp và cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ để tránh tình trạng kháng thuốc.

3.3. Phác đồ điều trị nối tiếp

Phác đồ này được sử dụng như giải pháp kế tiếp hoặc cũng có thể sử dụng ngay ở hai liệu trình đầu. Phác đồ áp dụng trong 10 ngày và được chia thành 2 giai đoạn:

– Ở 5 ngày đầu tiên: Dùng kháng sinh Amoxicillin + PPI.

– Ở 5 ngày tiếp theo: Dùng Tinidazole 500mg + Clarithromycin 500mg + PPI.

Kết quả: Phác đồ nối tiếp đạt tỷ lệ tiêu diệt vi khuẩn HP khá cao, tiêu diệt tới 88,9% các chủng vi khuẩn HP kháng thuốc kháng sinh Clarithromycin và đạt tỷ lệ 28,6% so với áp dụng phác đồ điều trị 3 thuốc.

3.4. Phác đồ kết hợp 3 thuốc và có chứa Levofloxacin

Phác đồ điều trị HP 3 thuốc và có thêm Levofloxacin được áp dụng khi liệu pháp 4 thuốc và phác đồ nối tiếp không cho tác dụng loại bỏ HP. Thời gian áp dụng phác đồ trong 10 ngày và bao gồm các loại thuốc:

– Nhóm thuốc giúp ức chế bơm proton (PPI);

– Levofloxacin 500 mg;

– Amoxicillin 500mg.

Kết quả:. Theo các chuyên gia đánh giá, phác đồ trị HP 3 thuốc có thêm Levofloxacin sẽ cho hiệu quả cao hơn liệu pháp 4 thuốc. Tuy nhiên, phác đồ này sẽ chỉ được áp dụng với một số trường hợp có chọn lọc.

Viêm loét dạ dày HP cần được nhận biết sớm và người bệnh cần tiến hành thăm khám và điều trị đúng phác đồ. Các trường hợp phát hiện muộn sẽ là tăng nguy cơ biến chứng cũng như gây khó khăn trong việc điều trị, tốn thời gian, tốn chi phí cho người bệnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *