Vi khuẩn HP là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra các bệnh lý dạ dày như: viêm loét, chảy máu dạ dày, thủng dạ dày và nguy hiểm nhất là ung thư dạ dày. Tình trạng nhiễm khuẩn rất phổ biến ở Việt Nam với khoảng 70% dân số có vi khuẩn HP trong dạ dày. Hãy tham khảo bài viết của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để hiểu hơn về cách chẩn đoán vi khuẩn HP dạ dày.
Bạn đang đọc: Vi khuẩn HP trong dạ dày được phát hiện bằng cách nào?
1. Vi khuẩn HP dạ dày và tình trạng nhiễm khuẩn HP
Helicobacter Pylori (viết tắt là HP) là loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong dạ dày người. Chúng có thể thích nghi với môi trường acid của dạ dày nhờ cơ chế tiết enzyme Urease đặc biệt.
Vi khuẩn HP phát triển và hoạt động có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày – tá tràng, gây tình trạng viêm loét. Viêm loét dạ dày – tá tràng nếu không can thiệp sớm có thể diễn tiến mạn tính, tiềm ẩn nguy cơ ung thư dạ dày. Số liệu thống kê cho thấy, khoảng 1% trường hợp nhiễm vi khuẩn HP có nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
Cần lưu ý rằng, không phải mọi trường hợp nhiễm vi khuẩn HP đều gây ra bệnh lý dạ dày. Chỉ một số chủng HP có khả năng tấn công gây hại cho dạ dày khi gặp điều kiện thuận lợi.
2. Khả năng lây truyền vi khuẩn HP trong dạ dày
Nhiễm khuẩn HP rất phổ biến với số lượng người nhiễm rất cao, chỉ đứng sau nhiễm khuẩn sâu răng. Đáng chú ý, loại vi khuẩn này dễ dàng lây nhiễm từ người bệnh sang người lành qua nhiều con đường như sau:
– Đường miệng – miệng: Đây là đường lây truyền chủ yếu và quan trọng nhất của vi khuẩn HP. Người lành có thể nhiễm khuẩn HP khi tiếp xúc trực tiếp với nước bọt hoặc dịch tiết đường tiêu hóa của người bệnh. Các hành động như hôn, dùng chung dụng cụ ăn uống – sinh hoạt, nhai mớm thức ăn,… sẽ là lây truyền HP dạ dày. Do đó những người tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh (người thân trong gia đình, người cùng chung sống) có nguy cơ lây nhiễm rất cao.
– Đường phân – miệng: Vi khuẩn HP cũng được đào thải ra ngoài qua phân. Đây chính là lý do loại vi khuẩn này có thể lây lan rộng rãi ngoài cộng đồng. Người lành có thể nhiễm khuẩn HP nếu có thói quen ăn đồ tái, đồ sống; không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; không giữ vệ sinh sạch sẽ cơ thể và môi trường sống xung quanh;…
– Đường lây truyền khác: Vi khuẩn HP có thể lây truyền thông qua việc dùng chung các thiết bị y tế không đảm bảo vệ sinh tiệt trùng như ống nội soi (nội soi dạ dày, nội soi tai mũi họng), dụng cụ nha khoa,… Tuy nhiên con đường lây nhiễm này chiếm tỷ lệ không cao.
3. Dấu hiệu cho biết có khuẩn HP trong dạ dày
Tất cả mọi người ở mọi độ tuổi, giới tính đều có nguy cơ nhiễm khuẩn HP. Ước tính có khoảng 50% dân số thế giới nhiễm loại vi khuẩn này, tỷ lệ khác nhau giữa các vùng, quốc gia. Tại Việt Nam, tỷ lệ dân số nhiễm HP lên đến 70%. Khi nhiễm vi khuẩn HP, hầu hết người bệnh không có triệu chứng rõ ràng, đặc hiệu. HP dạ dày thường gây ra một số dấu hiệu thầm lặng như:
– Ợ hơi.
– Buồn nôn.
– Thường xuyên có cảm giác no hoặc cảm giác đầy hơi, chướng bụng.
– Đau bụng vùng trên rốn, cơn đau xuất hiện nhiều lần.
– Cân nặng đột ngột giảm bất thường.
Trong trường hợp vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày, người bệnh có thể gặp các triệu chứng nặng nề hơn như: đau thượng vị dữ dội, nôn ra máu, phân đen hoặc phân có máu tươi,…
Nhìn chung, các triệu chứng nói trên có thể liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau tại đường tiêu hóa. Người bệnh nên thăm khám sớm để được chẩn đoán chính xác, kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Tổng quan về bệnh nấm đường tiêu hóa
4. Các xác định trường hợp nhiễm vi khuẩn HP dạ dày
Hiện nay có 4 phương pháp chính được dùng để xác định tình trạng nhiễm vi khuẩn HP dạ dày, bao gồm:
4.1. Xét nghiệm hơi thở chẩn đoán khuẩn HP trong dạ dày
Người bệnh sẽ thổi hơi thở vào dụng cụ chuyên dụng. Bác sĩ có thể xác định sự có mặt của vi khuẩn HP với thiết bị đo DPM đặc biệt. Theo đó, nếu DPM dưới 50 thì người đó âm tính với vi khuẩn HP. DPM từ 50 đến 199 sẽ không xác định được kết quả. Còn trường hợp DPM trên 200 thì dương tính với vi khuẩn HP.
Ưu điểm của test hơi thở là kết quả chính xác, thực hiện nhanh, không xâm lấn, chi phí thấp. Phương pháp này có thể dễ dàng áp dụng cho mọi đối tượng, kể cả với trẻ nhỏ.
4.2. Xét nghiệm phân
Hệ miễn dịch trong cơ thể sẽ tạo kháng nguyên chống lại vi khuẩn HP. Kháng nguyên này được tìm thấy trong phân của người bệnh. Xét nghiệm tìm kháng nguyên trong phân giúp xác định tình trạng nhiễm khuẩn HP dạ dày. Phương pháp này đảm bảo chẩn đoán chính xác, chi phí thấp. Tuy nhiên quá trình lấy phân xét nghiệm có thể gây một số bất tiện, kết quả không nhanh chóng như test hơi thở.
Xét nghiệm phân thường không được ứng dụng trong sàng lọc trường hợp nhiễm HP dạ dày. Thay vào đó, nó thường được dùng để hỗ trợ chẩn đoán và đánh giá hiệu quả điều trị vi khuẩn HP. Xét nghiệm này cũng thường được dùng để đánh giá viêm loét dạ dày – tá tràng gây ra bởi vi khuẩn HP.
4.3. Nội soi sinh thiết dạ dày
Thủ thuật sinh thiết lấy mẫu mô làm xét nghiệm được thực hiện thông qua nội soi dạ dày. Ống nội soi nhỏ sẽ được đưa qua mũi hoặc miệng qua thực quản vào dạ dày, tá tràng. Kinh sinh thiết sẽ được đưa qua ống nội soi này để lấy mẫu mô dạ dày. Mẫu mô này sau đó sẽ được xét nghiệm chẩn đoán vi khuẩn HP. Bác sĩ có thể kiểm tra bằng xét nghiệm Clo Test, đồng thời có thể thực hiện nuôi cấy vi khuẩn HP để hỗ trợ điều trị.
Thông qua nội soi, bác sĩ có thể đánh giá tổn thương thực thể tại dạ dày – tá tràng. Những người muốn chẩn đoán vi khuẩn HP, đồng thời có triệu chứng viêm loét dạ dày thông thường sẽ được chỉ định nội soi sinh thiết dạ dày. Ngoài ra, bác sĩ còn có thể phát hiện các bất thường khác tại dạ dày, tiến hành can thiệp trong trường hợp cần thiết.
>>>>>Xem thêm: Nội soi dạ dày ở đâu tốt? Bệnh viện Thu Cúc
4.4. Xét nghiệm máu chẩn đoán khuẩn HP trong dạ dày
Xét nghiệm máu tìm kháng thể chống lại vi khuẩn HP để xác định người bệnh có đang nhiễm HP hay không. Kháng thể vi khuẩn HP trong máu cho biết vi khuẩn HP tồn tại ở dạ dày và đường ruột. Tuy nhiên phương pháp này không được ưu tiên thực hiện do kháng thể HP có khả năng lưu lại trong cơ thể thời gian dài sau khi đã điều trị khỏi.
Như vậy, để chẩn đoán vi khuẩn HP trong dạ dày, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp xâm lấn (nội soi sinh thiết dạ dày) hoặc không xâm lấn (test hơi thở, xét nghiệm phân, xét nghiệm máu). Triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP thường thầm lặng, không rõ ràng. Trong trường hợp xuất hiện các cơn đau bụng vùng thượng vị, đầy bụng, khó tiêu,… người bệnh tốt nhân nên gặp bác sĩ tiêu hóa để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác.