Đau bụng là một thuật ngữ chung chỉ cơn đau bụng bất kỳ ở một cơ quan nào nằm trong ổ bụng. Tuy vậy, ở mỗi một cơ quan khi bị bệnh, cơn đau có tính chất giống nhau.Vì vậy, để trả lời đau bụng bên làm gì? Cần căn cứ vào căn nguyên gây bệnh
Bạn đang đọc: Đau bụng nên làm gì?
1. Đau bụng thượng vị
Điều trị đau bụng cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh cụ thể
Đau vùng thượng vị là dưới ức, đau bụng có thể dữ dội do hội chứng đau dạ day, viêm loét dạ dày tá tràng, không loại trừ bệnh viêm tuỵ cấp, mạn tính. Nếu vị trí đau lệch sang phải là vùng gan, đường dẫn mật và túi mật. Nếu vị trí đau dịch xuống có thể là vị trí của thận, niệu quản. Đau bụng nên làm gì? Biện pháp an toàn nhất là người bệnh đi khám càng sớm càng tốt, nhất là khi đau nhiều, đau dữ dội.
2. Đau hạ vị
Vùng hạ vị, nguyên nhân phổ biến gây đau bụng vùng hạ vị là do viêm ruột thừa,cơn đau của viêm ruột thừa ở phía bên phải (hố chậu phải). Cơ đau có khi âm ỉ nhưng cũng có khi thành từng cơn, kèm theo các triệu chứng buồn nôn và nôn, người sốt nhẹ khoảng 38 độ C, bí trung tiện…
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân khiến phụ nữ tăng cân đột ngột
Đau bụng khiến người bệnh mệt mỏi và hoang mang khi không rõ nguyên nhân
Đối với những cơn đau vùng hạ vị, đặc biệt là đau do viêm ruột thừa cần đựa người bệnh nhập viện càng sớm, viêm ruột thừa là ca cấp cứu ngoại khoa đơn giản, tuy nhiên bệnh có thể để lại di chứng nguy hiểm thậm chí làm mất tính mạng của người bệnh khi không được cấp cứu kịp thời. Điều trị viêm ruột thừa tốt nhất là phẫu thuật cắt bỏ đoạn ruột thừa viêm.
Đau bụng còn có thể do viêm đại tràng, đặc biệt là viêm đại tràng mạn tính căn nguyên do ký sinh trùng amip. Ngoài ra, một số bệnh lý khác cũng gây ra triệu chứng đau bụng như chứng viêm bàng quang cấp tính.
Ở nữ giới, đau bụng dưới còn có thể do viêm phần phụ như viêm tử cung, buồng trứng, vòi trứng, đặc biệt là cơn đau bụng dưới do u nang buồng trứng xoắn, nếu đau ở bên hố chậu phải rất dễ nhầm với viêm ruột thừa cấp tính.
Ngoài những cơn đau bụng khu trú ở thượng vị hay hạ vị, có thể gặp cơn đau bụng nhưng không thấy khu trú ở vùng nào nhất định như xoắn ruột, tắc ruột, viêm phúc mạc…
3. Khi bị đau bụng nên làm gì?
>>>>>Xem thêm: Chỉ số xét nghiệm cholesterol khi nào nguy hiểm?
Nghỉ ngơi và đảm bảo thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ trong điều trị bệnh
Khi bị đau bụng không rõ nguyên nhân, hoặc các triệu chứng có dấu hiệu tăng người bệnh cần đi khám bệnh ngay, Riêng với đau hố chậu phải cần hết sức thận trọng, đặc biệt là chứng viêm ruột thừa.Ở phụ nữ khi bị đau hố chậu phải còn cần cảnh giác bởi chứng u nang buồng trứng xoắn.
Đối với những người mới mắc bệnh nên điều trị dứt điểm, triệt để và duy trì đi khám bệnh định kỳ để được các bác sĩ tư vấn, đưa ra những lời khuyên hữu ích. Hầu hết, khi khám bệnh đau bụng, ngoài khám lâm sàng, các bác sĩ sẽ kết hợp với cận lâm sàng có thể chẩn đoán và có chỉ định điều trị thích hợp.