Đi tiểu nhiều lần trong ngày/ đêm, khó nhịn tiểu hay đái dầm,… đó có thể là triệu chứng của hội chứng bàng quang tăng hoạt. Bàng quang tăng hoạt là gì?
Bạn đang đọc: Bàng quang tăng hoạt là gì?khó nhịn tiểu hay đái dầm
Bàng quang tăng hoạt là gì?
Bàng quang tăng hoạt là tình trạng rối loạn chức năng bàng quang khiến bàng quang hoạt động quá mức. Hội chứng này gây ra bởi sự tăng co thắt cơ bàng quang quá mức và thường xuyên kết hợp với mất tương hợp hoạt động bàng quang – cơ thắt niệu đạo dẫn đến tình trạng người bệnh buồn đi tiểu nhiều lần và khó nhịn tiểu có thể dẫn đến tình trạng tiểu không tự chủ.
Bàng quang tăng hoạt cần được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả
Triệu chứng bàng quang tăng hoạt là gì?
Người bệnh không thể đi tiểu chủ động như bình thường: người bệnh đi tiểu lắt nhắt nhều lần (có thể từ 10 đến 30 lần/ 24 giờ), ngày cũng như đêm, nhưng tiểu không đau buốt, không khó tiểu, mỗi lần đi rất ít nứớc tiểu nhưng tiểu xong lại có cảm giác muốn tiểu lại ngay. Một số có kèm hiện tượng són tiểu (người bệnh cảm thấy mót tiểu rất gấp, nếu chậm trễ có thể són tiểu).
Nguyên nhân bàng quang tăng hoạt là gì?
Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng tiểu không kiểm soát: một vài loại thuốc (như thuốc kháng viêm, thuốc thuộc nhóm cholinergic, thuốc chẹn bêta, serotonine…), chứng bàng quang thần kinh (neurogenic bladder), các bệnh hoặc tổn thương thần kinh (xơ hóa thần kinh rải rác, bệnh Parkinson, tổn thương thần kinh tủy sống …), đột quỵ, stress, một số trạng thái tâm lý (lo âu, buồn phiền…), ung thư bàng quang, nhiễm trùng niệu, u tuyến tiền liệt …
Do biểu hiện lâm sàng chủ yếu là tiểu nhiều lần, tiểu gấp nên nhiều người (kể cả những người có chuyên môn) thường chẩn đoán lầm là tiểu đường, tiểu tháo nhạt, viêm bàng quang…
Tìm hiểu thêm: [Giải đáp thắc mắc] Chi phí tán sỏi hết bao nhiêu tiền?
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về phương pháp tán sỏi niệu đạo công nghệ cao
Thăm khám để được chẩn đoán và điều trị bàng quang tăng hoạt hiệu quả
Biện pháp điều trị bàng quang tăng hoạt là gì?
Bệnh bàng quang tăng hoạt có thể điều trị khỏi nhưng có thể tái phát theo từng giai đoạn nếu có các yếu tố thuận lợi xuất hiện. Việc điều trị có thể kéo dài với phác đồ bao gồm các bước tùy theo mức độ nặng của bệnh, từ không xâm lấn đến phải can thiệp ngoại khoa như:
– Thay đổi thói quen sống.
– Tập bàng quang.
– Thuốc.
– Kiểm soát hoạt động thần kinh.
– Phẫu thuật.
Việc chỉ định sử dụng thuốc tùy theo đánh giá của bác sĩ về nguyên nhân sinh bệnh cũng như các yếu tố tạo thuận lợi.
Để hiểu rõ tình trạng bệnh của mình cũng như phương pháp điều trị phù hợp, tốt nhất em nên sắp xếp thời gian đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn cụ thể.