Trẻ sơ sinh thường rụng rốn sau 1 đến 4 tuần. Hiện nay các bác sĩ Nhi khoa đều khuyên nên để hở, không cần băng kín nhưng phải theo dõi, chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh đúng cách (rửa rốn đúng cách) để kịp thời phát hiện nếu rốn trẻ có mủ và luôn giữ sạch sẽ rốn cho bé.
Bạn đang đọc: Hướng dẫn cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh đúng cách
Hướng dẫn cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh đúng cách
Việc chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh có thể gặp nhiều lúng túng với các bậc phụ huynh lần đầu làm cha mẹ. Đặc biệt khi sinh ra, cơ thể trẻ sơ sinh thường nhỏ bé và mềm nên khi vệ sinh rốn cho con, các bậc phụ huynh nên thực hiện theo các bước sau:
Tìm hiểu thêm: Trẻ em biếng ăn: Cách cải thiện chuyên gia khuyên bố mẹ áp dụng
Bước 1: Chuẩn bị gạc và gạc rốn vô trùng, nước muối NaCl 0.9%, cồn 70 độ hoặc 90 độ, Povidine 5% (nếu có).
Bước 2: Người lớn rửa tay sạch bằng nước và xà phòng, sát trùng lại bằng cồn 70 độ hoặc 90 độ để tránh virus, vi khuẩn từ tay xâm nhập vào rốn của trẻ.
Bước 3: Nhẹ nhàng tháo băng rốn, dùng gạc vô trùng, nâng cuống rốn nhẹ nhàng.
Bước 4: Quan sát cuống rốn của trẻ (chân, mặt cắt, dây rốn, rốn) và vùng da quanh rốn xem có bị viêm đỏ, mủ, dịch vàng hay có chảy máu không. Chú ý xem rốn của bé xem có mùi hôi không.
Bước 5: Dùng gạc hay bông gòn vô trùng tẩm dung dịch sát trùng lần lượt theo thứ tự: chân rốn, thân cuống rốn (từ chân rốn lên mặt cuống rốn), kẹp rốn, mặt cắt cuống rốn.
Bước 6: Sát trùng vùng da xung quanh rốn từ trong ra ngoài, rộng ra vùng xung quanh khoảng 5cm.
Bước 7: Băng lớp gạc mỏng vô trùng nếu rốn còn tươi.
Bước 8: Quấn tã vùng dưới rốn, tránh phân, nước tiểu hay bất kỳ chất gì vấy bẩn lên vùng rốn.
Sau đó theo dõi và chăm sóc rốn hàng ngày cho trẻ để sớm phát hiện nguy cơ nhiễm trùng rốn và tai biến, đặc biệt là các trường hợp rốn rụng chậm sau 10 ngày.
Khi nào cần cho trẻ đi khám ngay?
Nếu quan sát thấy rốn của trẻ sơ sinh có một trong các biểu hiện sau, thì cần đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay:
>>>>>Xem thêm: Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em: Thông tin cơ bản
– Rốn trẻ rỉ nước vàng, có mùi hôi hoặc có mủ.
– Chảy máu rốn nhiều, khó cầm máu.
– Vùng da quanh rốn sưng nề, tấy đỏ, trẻ quấy khóc.
– Rốn có chồi hạt, rỉ nước kéo dài hay rốn chậm rụng sau 3 tuần.
LƯU Ý: Tuyệt đối không rắc kháng sinh hoặc bất kỳ chất gì khác lên rốn mà không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Trên đây là hướng dẫn cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh. Các bậc phụ huynh nếu có thắc mắc gì về các vấn đề bệnh lý ở trẻ nhỏ cần tư vấn hay đặt lịch thăm khám cho bé tại Thu Cúc, xin vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 sẽ được hỗ trợ tốt nhất.