Bệnh chàm ở trẻ em: Hiểu đúng nguyên nhân

Bệnh chàm ở trẻ em thường gặp ở trẻ sơ sinh, khi đó được gọi là chàm sữa. Bệnh thường khiến bé ngứa ngáy, khó chịu, bỏ ăn, bỏ bú. Nếu được phát hiện sớm, vệ sinh và sử dụng thuốc bôi phù hợp có thể giúp giảm các triệu chứng khó chịu này.

Bạn đang đọc: Bệnh chàm ở trẻ em: Hiểu đúng nguyên nhân

Bệnh chàm ở trẻ em: Hiểu đúng nguyên nhân

Bệnh chàm ở trẻ em khiến bé cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc, bỏ bú,… (ảnh minh họa)

1. Hiểu đúng về bệnh chàm ở trẻ em 

1.1.Bệnh chàm ở trẻ em là gì?

Chàm ở trẻ là một bệnh không lây nhiễm, có yếu tố di truyền, tên khoa học là eczema. Đây là tình trạng viêm da mãn tính và khiến da bị đỏ, khô, tróc vẩy và gây ngứa ngáy khó chịu cho trẻ.

Chàm thường gặp ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh thường được gọi là chàm sữa. Đa số trẻ mắc chàm lúc nhỏ thì lớn sẽ hết.

Chàm thường khiến trẻ khó chịu, ngứa ngáy tới mức bỏ ăn, không ngủ được. Khi bị chàm khiến bé gãi nhiều, điều này làm dày da và có thể gây bội nhiễm thêm vi trùng.

1.2. Nguyên nhân gây bệnh chàm ở trẻ em

Tìm hiểu thêm: Bé bị tiêu chảy cấp nên ăn gì, không nên ăn gì?

Bệnh chàm ở trẻ em: Hiểu đúng nguyên nhân

Bệnh chàm ở trẻ em có thể do yếu tố di truyền từ ba mẹ hoặc người lớn trong gia đình đã từng bị chàm. (ảnh minh họa)

– Do cơ địa mỗi bé, thường là do di truyền, nếu trong gia đình có người (đặc biệt là bố mẹ) đã từng bị bệnh chàm thì con sinh ra có nguy cơ cơ mắc bệnh chàm.

– Ngoài ra có thể do rối loạn các hoạt động cơ thể như rối loạn chức năng bài tiết, tiêu hóa, nội tiết, sự thay đổi nhiệt độ cơ thể.

– Một số bé có tiền sử bị dị ứng cũng dễ bị chàm,…

2. Cần làm gì khi trẻ bị chàm?

Khi bé bị chàm ba mẹ nên thực hiện một số biện pháp sau:

– Cắt móng tay để trẻ đỡ gãi gây xước da, vệ sinh tay cho trẻ sạch sẽ để tránh bé đưa tay lên da gây bội nhiễm vi khuẩn.

– Cố gắng giữ cho da ẩm bằng các loại kem giữ ẩm, khi cần có thể dùng một số loại thuốc bôi có chứa Corticoide liều thấp theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc bôi da về bôi cho con khi chưa có chỉ định.

– Khi bé bị chàm mẹ nên hạn chế sử dụng các loại xà phòng có mùi giặt quần áo cho bé.

– Trẻ bị chàm sau khi tắm biển nên hay đi bơi ở hồ bơi nên vệ sinh lại ngay cho trẻ bằng nước sạch.

– Tránh tiếp xúc với ánh nắng nhiều vì sẽ làm khô da và sẽ khiến tình trạng chàm nặng hơn.

– Mẹ nên tìm hiểu một số thức ăn có thể khiến tình trạng chàm của bé nặng hơn để tránh như: những thức ăn mà khi ăn vào thấy trẻ nổi nhiều hơn, loại khăn, vải, giấy,… nào dùng mà thấy bé bị nổi nhiều hơn thì cũng nên tránh.

– Cho con đi khám nếu tình trạng chàm không giảm, trẻ ngứa ngáy nhiều, bỏ ăn, quấy khóc nhiều,…

Bệnh chàm ở trẻ em: Hiểu đúng nguyên nhân

>>>>>Xem thêm: Cha mẹ có biết dấu hiệu nhận biết bệnh quai bị?

Bé bị chàm khiến con khó chịu, ngứa ngáy, quấy khóc,… ba mẹ nên cho trẻ đi thăm khám để bác sĩ kiểm tra và tư vấn cách xử trí an toàn và tốt nhất cho con. (ảnh minh họa)

Bệnh chàm ở trẻ em nếu được phát hiện sớm và có những cách chữa trị phù hợp sẽ làm giảm các triệu chứng khó chịu ở bé, khi lớn lên đa số tự khỏi do đó ba mẹ không nên quá lo lắng. Hãy cho con đến Chuyên khoa Nhi Thu Cúc để được các bác sĩ Nhi khoa giỏi, trên 30 năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám cho con. Đặc biệt là hạn chế sử dụng kháng sinh – Không tùy tiện sử dụng kháng sinh khi không cần thiết.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *