Trĩ ngoại là một trong những loại bệnh trĩ phổ biến. Với biểu hiện là các búi trĩ thường dễ sa ra ngoài. Trĩ ngoại chữa như thế nào là điều mà bệnh nhân mắc trĩ nào cũng quan tâm. Biết được những cách điều trị hiệu quả, bệnh nhân sẽ chủ động và sớm thoát khỏi nỗi ám ảnh mang tên trĩ.
Bạn đang đọc: Trĩ ngoại chữa như thế nào – Góc giải đáp
1. Trĩ ngoại là gì? Vì sao cần điều trị?
Trĩ là căn bệnh không còn xa lạ gì đối với tất cả chúng ta. Trĩ không phân biệt giới tính, già trẻ, hầu như người trưởng thành ai cũng từng mắc trĩ. Người ta gọi tên trĩ dựa theo vị trí nằm của các búi trĩ, bao gồm trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Trong đó, trĩ ngoại khá phổ biến và có thể quan sát được qua mắt thường.
Cụ thể, trĩ ngoại chỉ các búi trĩ nằm ở phía dưới đường lược. Búi trĩ được hình thành do đám rối tĩnh mạch bị giãn, sưng lên và bao bọc bởi một lớp da bên ngoài. Vì nằm ở phía dưới đường lược nên trĩ ngoại với búi trĩ lớn thường bị sa ra ngoài khi đi vệ sinh, sau đó tự co lên.
Trĩ ngoại ở giai đoạn đầu có thể chỉ cần thay đổi ăn uống, sinh hoạt và các hoạt động thường ngày để hạn chế triệu chứng xấu. Tuy nhiên, búi trĩ thường phát triển rất nhanh và dễ khiến người bệnh khó chịu. Đầu tiên là cảm giác ngứa ngáy, đau rát…, sau đó càng ngày càng đau hơn và có thể xuất hiện biến chứng. Lúc búi trĩ quá lớn, sa hẳn và không tự co được thì thường gây tắc nghẽn, sa nghẹt. Khi đó, những búi trĩ cần xử lý ngay lập tức.
Như vậy, trĩ nếu phát hiện ở giai đoạn đầu cũng cần điều trị ngay để tránh chuyển sang giai đoạn nặng hơn.
2. Giải đáp trĩ ngoại chữa như thế nào
2.1. Trĩ ngoại chữa như thế nào nếu ở giai đoạn nhẹ?
Trĩ ngoại giai đoạn nhẹ là trĩ chưa có biến chứng. Búi trĩ có thể tự cho lên được. Người bệnh ngứa ngáy, khó chịu nhưng chưa đến mức quá đau đớn. Giai đoạn này, cần dùng thuốc cải thiện các tình trạng bệnh, ngăn búi trĩ phát triển bằng cách kết hợp dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ.
Đơn thuốc có 2 loại cơ bản là thuốc uống dạng viên và thuốc bôi tại vùng hậu môn.
– Thuốc đặt tại chỗ: Thường giúp giảm tình trạng viêm nhiễm và ngứa ngáy, được thiết kế theo dạng bôi hoặc mỡ.
– Các loại thuốc uống: Những loại thuốc uống thường chống viêm, làm bền lớp tĩnh mạch ở vùng hậu môn. Từ đó, các búi trĩ sẽ hạn chế sự tăng lên về kích thước. Đồng thời, ngăn chặn các búi trĩ mới được hình thành.
Không tự ý dùng thuốc nếu không có đơn từ bác sĩ chủ trị. Mọi hướng dẫn dùng thuốc trong bài viết là thông tin tham khảo.
Dinh dưỡng cần chú ý bớt thịt, nhiều rau. Ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, nhiều chất xơ. Kiêng các loại đồ nóng, đồ ăn nhanh, đồ cay.
Cần rèn luyện thể chất bằng các bài tập lành mạnh hằng ngày.
Về chế độ chăm sóc, cần lưu ý vệ sinh vùng hậu môn nhẹ nhàng sạch sẽ hằng ngày bằng nước sạch. Tránh các tác động nặng nề lên vùng hậu môn – trực tràng.
Tìm hiểu thêm: Cắt trĩ theo phương pháp Milligan Morgan: chỉ định và ưu – nhược điểm
2.2. Trĩ ngoại chữa như thế nào nếu ở giai đoạn nặng?
Trĩ ngoại ở giai đoạn nặng tức là búi trĩ đã sa hoàn toàn ra ngoài. Búi trĩ ngoại không thể tự co lên được khiến bệnh nhân đau đớn. Nếu tình trạng này để lâu sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như sa nghẹt búi trĩ, trĩ hoại tử, chức năng vùng hậu môn bị ảnh hưởng… Do đó, khi gặp tình trạng này thì cần cắt bỏ ngay. Hiện nay, phẫu thuật cắt bỏ thường áp dụng 2 phương pháp phổ biến là cắt trĩ Milimorn Morgan và cắt trĩ Longo.
2.2.1. Cắt trĩ bằng phương pháp Milimorn Morgan
Đây là phương pháp truyền thống tác động trực tiếp lên búi trĩ. Bệnh nhân được cắt riêng rẽ từng búi trĩ, khâu lại các mảnh da còn lại. Phương pháp này được thực hiện nhanh chóng và đơn giản. Tuy nhiên, việc cắt trực tiếp sẽ khiến người bệnh bị đau đớn sau mổ. Quá trình hồi phục cũng lâu hơn so với các phương pháp hiện đại khác.
>>>>>Xem thêm: Tắc ruột ở người già
2.2.2. Cắt trĩ bằng phương pháp Longo
Cắt trĩ Longo được áp dụng rộng rãi gần đây và mang lại khá nhiều lợi ích cho người bệnh. Phương pháp này không tác động trực tiếp vào búi trĩ mà sử dụng súng tự động để cắt 1 khoanh dài trên đường lược. Mục đích là để cắt đi nguồn cung cấp máu cho các búi trĩ, từ đó búi trĩ không thể phát triển và dần co lại. Lớp niêm mạc cũng được khâu treo để ổn định lại vùng hậu môn. Vì tác động tại vùng vô cảm, bệnh nhân sẽ ít đau hơn so với khi cắt trực tiếp. Sau cắt bệnh nhân cũng sớm xuất viện và nhanh chóng hồi phục trong thời gian ngắn.
Trĩ ngoại chữa như thế nào còn phụ thuộc vào cấp độ bệnh. Việc điều trị sẽ đơn giản và nhẹ nhàng nếu người bệnh kiên nhẫn và tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ chủ trị. Đặc biệt, không nên vì e ngại bệnh ở vùng nhạy cảm mà chần chừ không đi điều trị. Trĩ giai đoạn nặng việc điều trị sẽ vô cùng tốn kém và vất vả. Hãy đi khám ngay nếu xuất hiện các dấu hiệu khó chịu ở vùng hậu môn – trực tràng.