Bệnh thoát vị rốn ở trẻ em hay còn gọi là tật “rốn lồi” theo tên gọi mà dân ta thường hay gọi. Đây là một dị tật khá phổi biến ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh. Để tìm hiểu về thoát vị rốn và khi nào trẻ cần được phẫu thuật, mời các bậc phụ huynh tham khảo bài viết sau.
Bạn đang đọc: Thoát vị rốn ở trẻ em khi nào cần phẫu thuật?
1. Thoát vị rốn ở trẻ em là gì?
Thoát vị rốn là tình trạng một phần của ruột hoặc mô mỡ chui ra khỏi khu vực quanh rốn thông qua một điểm yếu trong thành bụng tạo thành một khối lồi tại vùng rốn nên thường được gọi là tật “rốn lồi”.
Đây là một dị tật phổi biến ở trẻ sơ sinh, đặc biệt thường xảy ra ở các bé sinh non hoặc có cân nặng khi sinh thấp. Dị tật này thường xảy ra nhiều hơn ở các bé gái.
2. Vì sao bé bị thoát vị rốn?
Thoát vị rốn thường gặp ở trẻ sơ sinh điều này được lý giải là do:
– Khi trẻ sinh ra với dây rốn gắn ở bụng. Dây này đưa chất dinh dưỡng tới nuôi bé trong suốt thời gian trong bụng mẹ. Dây rốn đi vào cơ thể qua một lỗ nhỏ trong cơ thành bụng và được cắt sau khi bé chào đời.
– Trong vòng 1-2 tuần sau sinh, cuống rốn teo dần và rụng đi, vết thương tự lành và tạo nên rốn của trẻ.
– Lỗ ở thành bụng nơi dây rốn đi qua sẽ tự đóng lại khi bé lớn lên. Thoát vị rốn xảy ra khi các cơ bụng không đóng kín.
3. Biểu hiện thoát vị rốn ở trẻ em?
Tìm hiểu thêm: Chuyên gia giải đáp: Còi xương thiếu vitamin gì?
Trẻ nhỏ bị thoát vị rốn thường ít có các biểu hiện trừ những trường hợp bị viêm vùng thoát vị rốn, bình thường chỉ phát hiện khi thấy khối phồng trên rốn của trẻ.
Tuy nhiên cũng có một số trường hợp trẻ bị thoát vị rốn cần được đưa đi thăm khám ngay nếu thấy có các biểu hiện sau:
- Trẻ khóc dữ dội, đau đớn vùng rốn
- Bụng có vẻ to hơn, tròn hơn, “đầy” hơn bình thường
- Vùng da trên khối thoát vị trở nên sưng nề và đỏ.
- Bé có thể sốt, nôn
- Khó đi ngoài
- Có máu trong phân
4. Điều trị thoát vị rốn ở trẻ em như thế nào? Khi nào cần phẫu thuật
Thoát vị rốn thường được chẩn đoán khi thấy trẻ có khối mềm sưng tại rốn. Phần lớn các bác sĩ khuyên cha mẹ không làm gì vì đa số trường hợp bệnh sẽ tự khỏi khi bé được 1 tuổi. Khi bé lớn lên, cơ thành bụng khỏe hơn và có thể đóng kín lỗ hổng thành bụng, thoát vị sẽ tự mất đi (thường là khi bé lên 1 tuổi). Trong một số trường hợp thoát vị chỉ mất đi sau 4-5 tuổi. Khi thăm khám, bác sĩ có thể dễ dàng đẩy khối thoát vị vào ổ bụng, tuy nhiên ba mẹ tuyệt đối không nên tự làm điều này.
>>>>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn những gì?
Nếu trong trường hợp trẻ 4-5 hoặc 6 tuối mà phần thoát vị rốn không tự đóng, hoặc to lên bất thường gây tổn thương, viêm nhiễm hoặc bị nghẹt. Khi đó các bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp can thiệp ngoại khoa là phẫu thuật thoát vị rốn cho trẻ.
Khi mổ, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ tại chân rốn. Tổ chức thoát vị được đưa trở lại vào ổ bụng, lỗ hở ở thành bụng được đóng lại.