Loét niêm mạc miệng ở trẻ còn hay được gọi là nhiệt miệng. Khi trẻ bị loét miệng gây không ít khó khan đặc biệt là các vấn đề ăn, uống và vệ sinh vùng miệng của trẻ. Vậy loét niêm mạc miệng ở trẻ điều trị như thế nào? Mời ba mẹ cùng theo dõi bài viết sau.
Bạn đang đọc: Loét niêm mạc miệng ở trẻ điều trị như thế nào?
Nguyên nhân gây loét niêm mạc miệng ở trẻ em
Có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân hay gặp nhất trong loét miệng là do nhiệt. Khi bé hay ăn đồ ăn cay, nóng sẽ gây bỏng niêm mạc miệng, gây lở loét miệng. Đây là nguyên nhân thường gặp và được gọi là nhiệt miệng (theo đông y). Loét miệng do nhiệt thường làm cho bé thấy khó chịu, đau rát, nên con thường hay quấy khóc. Trẻ thường có các biểu hiện như mệt mỏi, đau miệng, khó ngủ, chảy nước miếng nhiều, lười ăn, ăn ít vì miệng đau, trẻ còn bú mẹ có thể bỏ bú.
Tìm hiểu thêm: 8 Bệnh trẻ hay gặp lúc giao mùa và cách phòng tránh
Nguyên nhân thứ hai gây loét niêm mạc miệng ở trẻ có thể do virus Herpes. Ban đầu thường chỉ có một vết loét nhưng do tác nhân như nhiệt và một số tác động khác sẽ gây ra nhiều vết loét trong miệng. Loét miệng do virus Herpes có ác triệu chứng như loét miệng do nhiệt, đặc biệt là rất đau rát.
Tiếp theo, bệnh thủy đậu, bệnh tay-chân-miệng ngoài các triệu chứng ở cơ quan khác thì còn gây ra các nốt phỏng ở da và cũng có thể gây loét ở miệng. Ví dụ như virus gây bệnh thủy đâị ngoài gây các nốt phỏng ở da, có thể làm xuất hiện các nốt phỏng ỏe niêm mạc miệng. Bệnh tay-chân-miệng thường sốt nhẹ, sưng miệng, nổi bọng nước ở các vị trí như lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối và ở niêm mạc miệng. Các nốt bỏng ở miệng khi vỡ ra sẽ tạo thành các vết loét ở miệng.
Ngoài ra, loét niêm mạc miệng có thể gặp ở những trẻ thiếu chất hoặc trẻ kém hấp thu, khiến bé thiếu hụt một số vi chất cần thiết như vitamin C, vitamin B12, axit folic, chất sắt cũng gây ra loét miệng. Một số trường hợp trẻ có thể bị viêm, loét niêm mạc miệng do chấn thương như bị ngã, trấn thương trong quá trình ăn uống.
Điều trị và phòng ngừa loét niêm mạc miệng ở trẻ
>>>>>Xem thêm: Người bệnh mắc cúm A có được truyền nước không?
Đối với các trường hợp loét miệng do nhiệt miệng, thiếu chất dinh dưỡng, rối loạn hệ thống miễn dịch cần cho bé ăn đúng chế độ dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi.
Vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày, trẻ lớn cần đánh răng và súc miệng. Nhiều ba mẹ vì sợ con bị nhiệ miệng đau nên không bắt bé đánh răng, chỉ súc miệng không thể làm sạch các vi khuẩn trú ngụ, từ đó sẽ gây loét nặng hơn và dễ mắc các bệnh về răng miệng và viêm họng.
Trẻ bị nhiệt miệng mẹ nên bổ sung thêm rau xạnh, hoa quả tươi, nước ép hoa quả trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé.
Nên cho con đi thăm khám với bác sĩ Nhi khoa để chẩn đoán đúng bệnh và có biện pháp xử trí tốt nhất.