Đường ruột của con người có đến 85% là lợi khuẩn và 15% là vi khuẩn có hại. Khi tỷ lệ này bị phá vỡ sẽ xảy ra tình trạng mất cân bằng lợi khuẩn gây loạn khuẩn đường ruột. Vậy loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em nguyên nhân do đâu? và cách phòng ngừa như thế nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em nguyên nhân
Nguyên nhân gây loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em
Tìm hiểu thêm: Cảm cúm ở trẻ và thuốc cảm cúm trẻ em 3 tháng tuổi
Nguyên nhân đầu tiên và thường gặp nhất gây loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em thường bắt nguồn sau khi trẻ dùng kháng sinh liều cao và kéo dài để điều trị các bệnh viêm họng, viêm amidan, viêm phổi… vô tình khiến cho các vi khuẩn có lợi chết hoặc suy yếu, gây mất cân bằng lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường ruột.
Ngoài ra, có thể do cho trẻ ăn dặm quá sớm (trước 6 tháng tuổi) khi hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện hoặc chế độ ăn chưa hợp lý; trẻ bị suy dinh dưỡng cũng tạo điều khiện gây nhiễm khuẩn đưởng ruột ở trẻ.
Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em có nguy hiểm không?
Loạn khuẩn đường ruột gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ, điều này khiến trẻ kém hấp thu chất dinh dưỡng dẫn đến thiếu chất. Khi trẻ bị thiếu chất, bé biếng ăn, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng.
Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ kéo dài trẻ dễ mắc phải các bệnh lý về đường tiêu hóa như bệnh tả, lỵ, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng,… ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của con.
Các dấu hiệu trẻ bị loạn khuẩn đường ruột
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu viêm phế quản: Tổng hợp chi tiết cho bố mẹ
Trẻ bị loạn khuẩn đường ruột thường có các biểu hiện như sau:
- Đau bụng
- Biếng ăn
- Hay nôn, trớ
- Đi ngoài phân lỏng, phân sống, phân có thể lẫn chất nhầy.
- Sốt nhẹ
Phòng ngừa loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em bằng cách nào?
Các bệnh lý đường tiêu hóa trong đó có loạn khuẩn đường ruột có liên hệ mật thiết đến chế độ ăn. Vì vậy để phòng ngừa loạn khuẩn đường ruột cho trẻ, ba mẹ cần thực hiện các biện pháp sau:
- Cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và nên kéo dài đến khi con được 2 tuổi.
- Bổ sung hợp lý đủ 4 nhóm chất trong bữa ăn hàng ngày cho trẻ: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin, chất khoáng. Thức ăn đảm bảo vệ sinh, đun chín kỹ,…
- Với những trẻ uống sữa bột bên ngoài ba mẹ cần chú ý tỷ lệ khi pha sữa cho con. Không nên pha quá đặc hoặc quá lỏng, pha vừa đủ mỗi bữa ăn của bé.
- Ba mẹ hay người chăm trẻ cần vệ sinh sạch sẽ tay, chân khi tiếp xúc và chăm sóc trẻ.
- Không cho trẻ mút tay hay đưa đồ chơi vào miệng.
- Vệ sinh đồ chơi sạch sẽ hàng ngày cho con.
- Khi bé có các biểu hiện khác thường nên đưa con đi thăm khám sớm với bác sĩ tuyệt đối không tự ý sử dụng kháng sinh để điều trị.
Nếu trẻ có các biểu hiện nghi ngờ loạn khuẩn đường ruột hãy đưa con đi đến chuyên khoa Nhi Thu Cúc để bé được thăm khám và có biện pháp xử trí hiệu quả. Hãy liên hệ 1900 55 88 92 để được hỗ trợ tốt nhất.