Trĩ nội độ 1 là giai đoạn đầu tiên trong 4 cấp độ tiến triển của trĩ. Lúc này búi trĩ mới hình thành và hầu như không gây ra bất kỳ khó chịu nào cho người bệnh nên việc điều trị thường đơn giản, cho hiệu quả tốt, tỷ lệ thành công cao. Hãy cùng tìm hiểu ngay.
Bạn đang đọc: Trĩ nội độ 1 có thể chữa khỏi nếu phát hiện và điều trị sớm
1. Nhận biết sớm trĩ nội độ 1
1.1. Trĩ nội độ 1 là gì?
Bệnh trĩ nội là loại bệnh lý rất phổ biến thuộc khu vực hậu môn – trực tràng. Bệnh xuất phát từ tình trạng tĩnh mạch bị giãn quá mức, phình to ra và tạo thành búi trĩ bên trong thành trực tràng. Trĩ nội cấp độ 1 là bệnh trĩ ở giai đoạn sớm khi búi trĩ còn rất nhỏ. Đây cũng là thời điểm tốt nhất để tiến hành điều trị.
Tuy nhiên, nhiều người bệnh với tâm lý chủ quan, để bệnh tiến triển tới những cấp độ nặng hơn, dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như sa búi trĩ, tắc mạch, hoại tử búi trĩ, nứt kẽ hậu môn,… Khi đó, việc điều trị vừa tốn kém, khó khăn và nguy cơ biến chứng cao.
1.2. Nhận biết bệnh trĩ nội càng sớm càng tốt
Theo thống kê, cứ bốn người lớn sẽ có khoảng 3 người mắc trĩ theo thời gian. Đây là một tỷ lệ rất cao nhưng không phải ai cũng cảnh giác với trĩ để nhận biết bệnh sớm ngay ở những giai đoạn đầu tiên.
Các dấu hiệu và triệu chứng thường thấy ở bệnh trĩ nội cấp độ 1 có thể gặp bao gồm:
– Chảy máu mỗi khi đi cầu tiêu nhưng lại không thấy đau. Người bệnh có thể thấy một lượng máu đỏ tươi trên khăn giấy vệ sinh hoặc vương trong bồn cầu lúc đi vệ sinh.
– Thường xuyên cảm thấy ngứa rát ở vùng hậu môn.
– Cảm giác đau, sưng, khó chịu quanh hậu môn.
– Có thể thấy một khối như phần thịt thừa nhô ra ở hậu môn mỗi khi cố dùng sức rặn mạnh lúc đi đại tiện.
Lưu ý:
– Thông thường, trĩ nội cấp độ 1 sẽ khó nhận biết hơn rất nhiều so với trĩ ngoại do triệu chứng thường không rõ ràng. Người bệnh có thể lầm tưởng với các bệnh vùng hậu môn khác hoặc đơn giản chỉ nghĩ là những khó chịu thường ngày mà chủ quan, bỏ qua.
– Các triệu chứng nêu trên hầu như đều có thể gặp phải ở giai đầu của trĩ nên một khi đã phát hiện thấy, nười bệnh cần chủ động thăm khám sớm để không bỏ lỡ thời điểm điều trị tốt nhất.
2. Bệnh trĩ có thể được chữa khỏi nếu điều trị sớm
Điều này là hoàn toàn có thể. Bệnh trĩ không thể tự khỏi mà có xu hướng diễn biến theo các cấp độ với mức trở nặng tăng dần. Do đó việc trì hoãn điều trị chỉ làm tăng thêm đau đớn và những bất tiện trong sinh hoạt cho người bệnh.
Không chỉ vậy, việc chủ động thăm khám và điều trị sớm còn mang đến hiệu quả điều trị tốt, phương pháp thực hiện đơn giản hơn, ngăn ngừa biến chứng và hạn chế tối đa tỷ lệ tái trĩ. Hay nói cách khác, bệnh trĩ độ 1 có thể được chữa khỏi nếu điều trị sớm và đúng cách ngay từ đầu.
Tìm hiểu thêm: Cắt trĩ Longo có đau không? Người bệnh cần lưu ý gì sau cắt trĩ?
3. Phương pháp điều trị áp dụng với trĩ nội độ 1
Với trĩ nội ở giai đoạn này, đầu tiên người bệnh sẽ được tiến hành thăm khám tổng quát để đánh giá chính xác tình trạng búi trĩ, tìm ra nguyên căn của bệnh rồi mới đi đến chỉ định điều trị phù hợp.
Thông thường, bác sĩ sẽ ưu tiên việc điều trị nội khoa bằng thuốc kết hợp thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt đúng cách giúp từng bước dứt điểm trĩ hiệu quả. Trong trường hợp người bệnh thực hiện đúng các hướng dẫn điều trị thì có thể khỏi bệnh sau khoảng 1 tháng hoặc cũng có thể là ngắn hơn.
3.1. Điều trị bằng thuốc
Việc sử dụng thuốc có tác dụng giảm đau, xử lý các triệu chứng (ngứa, sưng hoặc viêm,..), tăng cường thành tĩnh mạch và kiểm soát bệnh tốt hơn. Người bệnh có thể được chỉ định kết hợp các loại thuốc uống, thuốc bôi với liều lượng và thời gian sử dụng theo chỉ định từ bác sĩ.
Một số loại thuốc chính thường được sử dụng như:
– Thuốc giảm đau
– Thuốc chống sưng, chống viêm
– Thuốc chống táo bón, thuốc nhuận tràng, thuốc giúp mềm phân
– Thuốc tăng cường thành mạch
– Thuốc bôi ngoài da
Lưu ý: Các thông tin về thuốc bên trên chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc và điều trị tại nhà để tránh nguy cơ bệnh trở nặng hoặc xuất hiện biến chứng. Chỉ thực hiện điều trị bằng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ sau khi đã thăm khám bệnh trước đó.
>>>>>Xem thêm: Ăn nhiều vào buổi tối gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bạn?
3.2. Chăm sóc người bệnh trĩ nội độ 1
Bên cạnh việc dùng thuốc, chế độ chăm sóc cũng đóng vai trò quyết định hiệu quả của cả quá trình điều trị. Người bệnh cần nghiêm túc thực hiện chế độ ăn uống khoa học, vận động điều độ và hình thành các thói quen sinh hoạt đúng cách. Cụ thể như sau:
Về chế độ ăn uống
– Ăn nhiều chất xơ, bổ sung các thực phẩm giúp nhuận tràng và tốt cho tiêu hóa. Hạn chế đồ ăn cay nóng, đồ ăn dầu mỡ, đồ uống có cồn hoặc chất kích thích vì chúng sẽ làm tình trạng táo bón thêm nghiêm trọng không tốt cho người bệnh trĩ.
– Uống đủ nước mỗi ngày, tốt nhất nên uống từ 2l nước. Với bà bầu cần uống nhiều hơn.
Về thói quen sinh hoạt
– Người bệnh trĩ nên hình thành thói quen đi vệ sinh đều đặn mỗi ngày, tốt nhất nên đi theo một khung giờ cố định.
– Lưu ý một số thói quen khi ngồi cầu tiêu: Tư thế ngồi tốt nhất là ngồi xổm, không nên ngồi quá lâu, không cố dùng sức rặn mạnh khi phân khó ra, không nhịn cầu quá lâu.
– Duy trì thói quen vệ sinh vùng hậu môn 2-3 lần mỗi ngày, nhất là sau mỗi lần đi đại tiện.
Về thói quen vận động
– Người bệnh trĩ nên vận động điều độ, tốt nhất là nên đi bộ, tránh các môn thể thao cường độ cao như cử tạ, gym, chống đẩy,..
– Tránh việc ngồi quá lâu một chỗ nhất là ở đối tượng nhân viên văn phòng và bà bầu,..
Chế độ chăm sóc cụ thể sẽ được bác sĩ hoặc điều dưỡng viên hướng dẫn chi tiết sau khi thực hiện việc điều trị. Người bệnh trĩ nội độ 1 sẽ được yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt việc uống thuốc, chăm sóc cũng như tái khám định kỳ để được đánh giá hiệu quả điều trị, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh nếu có để đảm bảo bệnh có thể được dứt điểm hoàn toàn.