Tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính lây truyền theo đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ và rất dễ lây cho người khác, dễ bùng phát thành dịch. Vậy dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ là gì, cần chủ động phòng ngừa cho trẻ như thế nào mời các bạn tham khảo bài viết sau
Bạn đang đọc: Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ
1. Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ
Khi trẻ có những dấu hiệu như tự nhiên bỏ ăn, chảy nước miếng, quấy khóc, kêu đau miệng, nổi mụn nước ở trong lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối, lở trong miệng thì rất có thể trẻ bị tay chân miệng, cha mẹ cần đưa con đến khám tại các cơ sở y tế.
Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ qua các giai đoạn:
- Giai đoạn ủ bệnh: 3-7 ngày.
- Giai đoạn khởi phát: 1-2 ngày với các triệu chứng sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy…
- Giai đoạn toàn phát: có thể kéo dài 3-10 ngày với biểu hiện vết loét đỏ, phỏng nước ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, tăng tiết nước bọt, vết phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, mông. Trong giai đoạn này trẻ bị sốt nhẹ, nôn…
- Giai đoạn lui bệnh: thường từ 3-5 ngày trẻ phục hồi hoàn toàn nếu trẻ không có biến chứng gì.
Những dấu hiệu khi bệnh chuyển nặng: trẻ sốt cao, nôn nhiều đi không vững, hay giật mình trong lúc ngủ, người run, chân tay yếu… cần đưa trẻ đến bệnh viện để tránh những biến chứng nguy hiểm về thần kinh như viêm não, viêm não tủy, viêm màng não, rung giật cơ, ngủ gà, bứt rứt, run chi, mắt nhìn ngược, rung giật nhãn cầu, thậm chí co giật, hôn mê…
Tìm hiểu thêm: Khám và điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên
2. Các biện pháp điều trị và phòng ngừa tay chân miệng cho trẻ
Khi con có những dấu hiệu của bệnh tay chân miệng cần đưa con đến khám tại các cơ sở y tế để điều trị đúng phương pháp và loại bỏ dần các dấu hiệu của bệnh.
Hiện nay chưa có vaccine phòng bệnh nhưng việc chữa trị các triệu chứng và chế độ chăm sóc tốt sẽ giúp cải thiện sớm bệnh. Để phòng ngừa tay chân miệng cho trẻ cần lưu ý những điều sau:
3. Điều trị cho trẻ bị tay chân miệng
Trẻ bị tay chân miệng cần cho bé nghỉ ngơi ở nhà, không cho trẻ tiếp xúc với trẻ khác đến khi trẻ khỏi bệnh, vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ, giữ cho các vùng da bị tổn thương luôn sạch, thoáng. Bôi Xanh methylen lên các vết loét giúp hạn chế tình trạng nhiễm trùng, trẻ và người chăm sóc trẻ phải rửa tay thường xuyên, đúng cách. Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, uống nhiều nước hoặc sữa để tránh con bị mất nước hay đau họng khi nuốt đồ ăn, cho trẻ uống thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ…
4. Cách phòng ngừa tay chân miệng cho trẻ
Rửa tay thường xuyên, duy trì việc vệ sinh cá nhân cho con, dạy con cách rửa tay, người lớn cần rửa tay sau khi đi vệ sinh, làm vệ sinh cho trẻ, rửa tay trước khi chuẩn bị thức ăn và sau khi ăn. Khử trùng đồ chơi, đồ vật mà trẻ tiếp xúc thường xuyên, vệ sinh nhà cửa thường xuyên…
>>>>>Xem thêm: Xử trí đúng cách khi trẻ bị sốt co giật