Chữa trĩ sau sinh thực hiện như thế nào?

Phụ nữ mang thai là đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh trĩ cao nên việc chữa trĩ sau sinh rất được các mẹ bầu quan tâm và tìm hiểu. Điều trị trĩ đúng cách, an toàn, hiệu quả sẽ giúp người mẹ chấm dứt các triệu chứng khó chịu, cải thiện sức khỏe, tập trung chăm sóc bé được tốt hơn.

Bạn đang đọc: Chữa trĩ sau sinh thực hiện như thế nào?

1. Tại sao phụ nữ thường mắc trĩ sau sinh?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc phụ nữ sau sinh dễ mắc bệnh trĩ, thường là bị trĩ trong giai đoạn thai kỳ nhất là ở 3 tháng cuối. Có thể điểm qua một số nguyên nhân tiêu biểu sau đây:

1.1. Phải rặn nhiều khi sinh

Trong quá trình chuyển dạ và sinh em bé, mẹ bầu phải dùng sức rặn mạnh và rặn nhiều lần gây ra áp lực lớn lên vùng tĩnh mạch hậu môn vốn đã đang rất yếu. Không chỉ vậy, khi tử cung mở to cũng làm tăng áp lực cho khoang chậu dễ gây tụ máu và sưng phù phần hậu môn khiến búi trĩ sa ra ngoài.

1.2. Táo bón

Chế độ ăn không phù hợp, ăn ít rau xanh, bổ sung nhiều canxi, uống ít nước,… thường là nguyên nhân chính gây táo bón cho người mẹ. Không chỉ vậy, một số nguyên nhân khác dẫn tới táo bón có thể là do mẹ bầu thường có thói quen ngồi hay nằm nhiều một chỗ khiến phân lưu lại ruột lâu hơn, tái hấp thụ nước dẫn tới phân khô và đi đại tiện khó. Táo bón lâu ngày thường sẽ dẫn đến bệnh trĩ.

1.3. Trọng lượng vùng bụng

Thai nhi lớn khiến trọng lượng vùng bụng của cơ thể mẹ tăng tạo áp lực lên vùng trực tràng hậu môn và khiến các tĩnh mạch bị chèn ép, máu khó lưu thông, dẫn tới tình trạng tĩnh mạch căng phình lên và hình thành búi trĩ. Đây cũng là điều lý giải vì sao tỷ lệ mẹ bầu mắc trĩ cao nhất thường ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ.

1.4. Mẹ bầu đã từng bị trĩ hoặc bị trĩ trước khi mang thai

Phụ nữ đã từng bị trĩ hoặc bị trĩ trước khi mang thai dễ khiến bệnh trĩ ở mẹ bầu sau sinh có xu hướng diễn biến nặng hơn. Biểu hiện là các triệu chứng sẽ ngày một nghiêm trọng như gây chảy máu, viêm phù nề búi trĩ, thuyên tắc búi trĩ.

Không chỉ vậy, trong quá trình mang thai, lượng progesterone được sản sinh ở mẹ bầu tăng cao, khiến tĩnh mạch giãn ra và theo kèm tình trạng ứ máu nên với người đã từng bị trĩ sẽ rất dễ bị tái phát bệnh trở lại.

Chữa trĩ sau sinh thực hiện như thế nào?

Phụ nữ sau sinh là một trong những đối tượng có tỷ lệ mắc trĩ cao nên rất quan tâm đến việc điều trị.

2. Chữa trĩ sau sinh như thế nào?

2.1. Nguyên tắc chữa trĩ sau sinh

Do đối tượng là thai phụ sau sinh đang trong quá trình hồi sức và cho con bú nên cần đảm bảo tính an toàn và hạn chế thấp nhất những rủi ro trong việc tiến hành điều trị. Nguyên tắc chữa trĩ được khuyến cáo áp dụng:

– Ưu tiên hàng đầu là điều trị nội khoa kết hợp chế độ ăn uống 2 trong 1 (vừa ngừa trĩ vừa tốt cho mẹ bầu sau sinh) sẽ an toàn hơn với phụ nữ trong giai đoạn cho con bú.

– Trường hợp mức độ bệnh trĩ sau sinh quá nặng thì phải can thiệp phẫu thuật. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp ít xâm lấn, ít đau, mau hồi phục sẽ phù hợp với thể trạng của người mẹ lúc này.

Tìm hiểu thêm: Dạ dày có HP có nguy hiểm không và gây ra bệnh gì?

Chữa trĩ sau sinh thực hiện như thế nào?

Chữa trĩ cho mẹ bầu sau sinh cần đáp ứng các yêu cầu về tính an toàn, hiệu quả và tuân thủ các chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

2.2. Cách chữa trĩ sau sinh

Trước tiên, người bệnh cần tiến hành thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để xem xét chi tiết tình trạng búi trĩ cũng như sức khỏe của mẹ bầu rồi mới đưa ra phương án điều trị tốt nhất. Thông thường, chữa trĩ cho bà bầu sau sinh sẽ được xem xét điều trị theo 2 hướng:

– Điều trị nội khoa

Đối với trĩ nhẹ độ 1, độ 2, búi trĩ còn nhỏ và hầu như không gây ra những khó chịu cho mẹ bầu thì nên ưu tiên điều trị nội khoa bằng thuốc kết hợp chế độ ăn uống khoa học và vận động điều độ.

Tuy nhiên, việc điều trị bằng thuốc cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định từ bác sĩ. Uống đúng loại thuốc, đúng liều dùng và đặc biệt không làm ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ trong quá trình cho con bú.

– Phẫu thuật cắt trĩ

Trường hợp bệnh trĩ trở nặng độ 3, độ 4, triệu chứng nghiêm trọng, nguy cơ biến chứng cao như chảy máu cấp tính, tắc mạch, hoại tử búi trĩ thì việc phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ là không thể chần chừ.

Việc mẹ bầu sau sinh phải thực hiện phẫu thuật chắc hẳn không ít người sẽ rất hoang mang. Tuy nhiên, người bệnh cũng không cần quá lo lắng vì đã có các phương pháp mổ trĩ ít xâm lấn, ít đau, an toàn và phù hợp với cả đối tượng mẹ bầu sau sinh mà tiêu biểu trong số đó có thể kể tới là phương pháp Longo.

Khoảng 85% người bệnh sau cắt trĩ Longo ít đau và có thể đi lại bình thường, tự chủ vệ sinh cá nhân ngay trong ngày phẫu thuật, xuất viện sau 20-48h sau mổ. Đặc biệt, cắt trĩ theo phương pháp Longo đã khóa nguồn cung cấp máu đến búi trĩ đồng thời sửa chữa cấu trúc ống hậu môn trở về trạng thái gần như bình thường. Nhờ đó việc tái phát trĩ là rất ít gặp.

Chữa trĩ sau sinh thực hiện như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Vì sao nên uống nước chanh và mật ong vào buổi sáng?

Phẫu thuật cắt trĩ Longo mang tới nhiều ưu điểm nổi bật, cho hiệu quả điều trị tốt và an toàn với cả đối tượng mẹ bầu sau sinh.

3. Chăm sóc mẹ bầu bị trĩ sau sinh

Chế độ chăm sóc mẹ bầu bị trĩ sau sinh cần đảm bảo 2 mục tiêu chính là đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ phục vụ quá trình cho con bú và dinh dưỡng đúng cách để ngừa táo bón và cải thiện bệnh trĩ. Cụ thể như sau:

– Bổ sung thêm nhiều rau xanh, hoa quả tươi. Đây là nguồn cung cấp thực phẩm giàu chất xơ cùng vitamin, khoáng chất thiết yếu cho bà bầu sau sinh với đa dạng các lợi ích như tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.

– Hạn chế tối đa đồ ăn cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ và các thức uống có chứa chất kích thích,…

– Uống đủ nước mỗi ngày, với bà bầu trong thai kỳ và giai đoạn sau sinh nên duy trì uống từ 2-3l nước/ngày.

– Điều chỉnh một số thói quen như không nằm/ngồi quá lâu 1 chỗ, đi vệ sinh đều đặn mỗi ngày, đi ngay khi buồn và không cố dùng sức rặn khi đại tiện khó,…

– Thực hiện thăm khám với bác sĩ chuyên khoa khi nhận thấy dấu hiệu của trĩ trong giai đoạn sau sinh để được xử lý và hướng dẫn điều trị kịp thời.

Chữa trĩ sau sinh là việc quan trọng và cấp thiết cần thực hiện nhằm giảm bớt những gánh nặng do trĩ gây ra cho mẹ bầu trong quá trình chăm con và cho con bú. Đặc biệt, với những mẹ bầu đã từng bị trĩ hoặc bị trĩ trước khi mang thai thì càng cần lưu ý, tham khảo ý kiến từ bác sĩ để có được hướng chăm sóc tốt nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *