“Chào bác sĩ, tôi có triệu chứng đau bụng, đi chụp X-quang thì phát hiện sỏi niệu quản 1/3 dưới. Với loại sỏi này của tôi thì có thể điều trị bằng phương pháp nào? Rất mong nhận được phản hồi của bác sĩ”
Bạn đang đọc: Sỏi niệu quản dưới điều trị như thế nào?cần quan tâm điều gì
Thanh Hòa (Nghệ An)
Chào bạn Hòa, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến hệ thống y tế của chúng tôi, chúng tôi xin được lý giải những thắc mắc của bạn như sau:
Sỏi niệu quản dưới là gì?
Sỏi niệu quản chiếm 30-40% trong các loại sỏi đường tiết niệu. Đặc biệt là sỏi niệu quản 1/3 giữa và 1/3 dưới chiếm đến 80-85%.
Sỏi niệu quản dưới là sỏi xuất hiện ở vị trí 1/3 dưới của đường niệu quản. Sỏi ở vị trí này có thể do sỏi thận di chuyển xuống và kẹt ở đoạn niệu đạo dưới hoặc do một số dị dạng niệu quản như niệu quản phình to, niệu quản sau tĩnh mạch chủ… là các yếu tố thuận lợi cho sự ứ đọng nước tiểu dẫn đến sự lắng đọng các tinh thể để kết tụ thành sỏi.
Sỏi niệu quản dưới cũng như sỏi tiết niệu ở mọi vị trí nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhưng biến chứng nguy hiểm như: giãn thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, ứ mủ thận, nhiễm trùng máu, suy giảm chức năng thận…
Sỏi niệu quản 1/3 giữa và 1/3 dưới chiếm đến 80-85% trong các loại sỏi đường niệu quản (ảnh minh họa)
Điều trị sỏi niệu quản 1/3 dưới bằng phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser
Điều trị tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser được xem là bước đột phá trong điều trị sỏi, áp dụng cho sỏi niệu quản 1/3 giữa và 1/3 dưới, phương pháp này được thực hiện như thế nào?
Những lưu ý trước khi tán sỏi
Bệnh nhân cần được thăm khám, kiểm tra cận lâm sàng nhằm xác định vị trí và kích thước của sỏi niệu quản.
Tìm hiểu thêm: Phẫu thuật cắt polyp đại tràng
Trước khi được chỉ định phương pháp tán sỏi phù hợp, bệnh nhân cần được thăm khám, kiểm tra cận lâm sàng nhằm xác định vị trí và kích thước của sỏi niệu quản
Một số trường hợp không áp dụng được kỹ thuật này:
– Bệnh nhân có hẹp niệu đạo ở nam giới.
– Bệnh nhân hẹp niệu quản đoạn dài dưới sỏi.
– Bệnh nhân có rối loạn đông máu.
– Bệnh nhân nhiễm trùng tiết niệu nặng, thận ứ nước độ III, VI.
Quá trình thực hiện phương pháp tán sỏi
– Trước tiên, bệnh nhân được gây tê tủy sống hoặc gây mê, người bệnh nằm ở tư thế phụ khoa.
– Ống nội soi được đưa lên từ niệu đạo vào bàng quang, rồi đưa lên lỗ niệu đạo có sỏi để tiếp cận tới viên sỏi. Một số trường hợp khó tiếp cận sỏi, cần phải quan sát đồng thời màn hình nội soi và màn hình X-quang tăng sáng.
– Khi bác sĩ đã quan sát được sỏi trên màn hình nội soi, sỏi niệu quản sẽ được tán vụn bằng năng lượng laser (dây laser được đưa vào để tán sỏi qua một đường ống rỗng bên trong ống soi niệu quản) hoặc bằng que tán siêu âm.
– Sau khi sỏi niệu quản đã vỡ vụn, các mảnh sỏi được gắp ra ngoài bằng rọ hoặc kìm gắp sỏi.
Sau khi tán sỏi
Sau khi tán sỏi bệnh nhân vẫn nên tái khám định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ và tuân thủ theo chế độ ăn uống mà bác sĩ chỉ định để phòng ngừa và hạn chế sỏi tái phát.
>>>>>Xem thêm: Bệnh viêm tiết niệu nam bệnh nhiễm trùng hay gặp
Điều trị sỏi niệu quản dưới bằng phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser tại bệnh viện Thu Cúc
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn Hòa có thêm những thông tin hữu ích về phương pháp điều trị sỏi niệu quản 1/3 dưới. Tuy nhiên những thông tin bạn nêu về tình trạng sỏi của bạn còn chưa rõ ràng, nên để có biện pháp điều trị phù hợp bạn cần phải đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để có biện pháp điều trị kịp thời.
Nếu còn thắc mắc về sỏi tiết niệu bạn có thể đặt lịch khám tại Hệ thống y tế Thu Cúc hoặc liên hệ 1900 55 88 92 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.