Những điều cần biết về bệnh sỏi thận san hô

Sỏi thận san hô là loại sỏi phức tạp, có thể chiếm hết đài bể thận, đáng chú ý là loại sỏi này hình thành trong thời gian khá dài mà người bệnh có thể không phát hiện ra. Để hiểu rõ hơn về sỏi thận san hô mời bạn đọc tham khảo bài viết sau.

Bạn đang đọc: Những điều cần biết về bệnh sỏi thận san hô

Biểu hiện của sỏi thận san hô

Tại Việt Nam, sỏi thận chiếm khoảng 40% trong các bệnh lý về sỏi tiết niệu, sỏi thận có hình thái đa dạng. Sỏi san hô (hay còn gọi là sỏi có nhánh) là một trong số các loại sỏi thận thường gặp.

Sỏi san hô thường không có biểu hiện cụ thể, không đau rát khi đi tiểu khiến cho bệnh nhân hoàn toàn không biết, do sỏi lắng đọng theo hình dạng của bể thận nên ít gây giãn nở thận hay niệu quản. Chỉ đến khi siêu âm hoặc chụp X-quang thì bệnh mới được phát hiện.

Người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, suy nhược cơ thể, sụt cân không rõ lý do, không có các biểu hiện liên quan đến thận và hệ niệu.

Đối tượng dễ mắc bệnh sỏi san hô là phụ nữ và những người trên 50 tuổi.

Nguyên nhân và những biến chứng mà sỏi thận san hô mang lại

Nguyên nhân của bệnh sỏi thận san hô

Đường tiểu bị nhiễm trùng do sự xâm nhập của vi khuẩn, sự tăng nhanh và nhiều của amoni và phosphate cùng với độ kiềm trong nước tiểu cao là tác nhân gây kết tinh sỏi thận san hô.

Do uống ít nước làm cho lượng nước tiểu ít đi, khi đó các chất khoáng như canxi, oxalic sẽ kết tụ nhiều ở thận gây sỏi.

Do chế độ ăn uống: ăn mặn, ăn nhiều thịt, ăn quá nhiều rau cũng có thể gây nên sỏi thận.

Những điều cần biết về bệnh sỏi thận san hô

Sỏi thận san hô lắng đọng theo hình dạng của bể thận, có hình dạng giống một đám san hô (ảnh minh họa)

Những biến chứng nguy hiểm của sỏi thận san hô

Sỏi thận san hô có thể dẫn đến suy thận, viêm đài bể thận, giãn đài bể thận, áp xe quanh thận cấp,… những biến chứng này khiến người bệnh đau quặn thận, đau hông lưng, sốt, tiểu khó, tiểu dắt, tiểu ra máu.

Biến chứng sỏi thận san hô gây ra sự kích ứng mạn tính, nhiễm trùng, viêm, thậm chí dẫn đến ung thư biểu mô tế bào vảy của hệ thống ống thận.

Người bị bệnh sỏi san hô nếu không được phẫu thuật loại bỏ sỏi kịp thời có thể dẫn đến suy thận hoặc nhiễm độc toàn thân.

Tìm hiểu thêm: Tán sỏi ngoài cơ thể là như thế nào, có nguy hiểm không?

Những điều cần biết về bệnh sỏi thận san hô

Bệnh nhân sử dụng phương pháp mổ lấy sỏi thận san hô (ảnh minh họa)

Cách điều trị sỏi thận san hô

Dựa và số lượng sỏi, kích thước, thể tích, vị trí và hình dạng sỏi, từ đó bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp nhất để lấy bỏ sỏi như tán lấy sỏi. Ngoài ra, còn có các phương pháp tán sỏi công nghệ cao như: tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng điện từ (với những sỏi 2cm), tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser (sỏi thận mọi vị trí, mọi kích thước), các phương pháp tán sỏi để hạn chế tối đa sự xâm lấn, giảm chảy máu và bệnh nhân sớm bình phục.

Những điều cần biết về bệnh sỏi thận san hô

>>>>>Xem thêm: Mổ sỏi thận nội soi là gì và áp dụng khi nào?

Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể giúp bệnh nhân có thể tán sạch sỏi nhanh chóng mà không cần phẫu thuật (ảnh minh họa)

Cách phòng tránh và hạn chế sỏi thận san hô tái phát: Uống nhiều nước đều đặn mỗi ngày. Hạn chế các đồ ăn, đồ uống giàu oxalat gây tích tụ sỏi thận như rau bina, socola, rau cải xoăn, củ cải, cần tây, bia, rượu, trà đen… Vệ sinh sạch sẽ tránh gây nhiễm trùng đường tiểu. Tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ sau quá trình điều trị, tái khám thường xuyên để phát hiện sự tích tụ trở lại của sỏi san hô.

Để biết thêm thông tin cũng như để được tư vấn trực tiếp về bệnh sỏi thận, bạn có thể đặt lịch khám tại hệ thống y tế Thu Cúc hoặc liên hệ 1900 55 88 92 để được hỗ trợ tốt nhất.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *