Những điều cần biết về tình trạng sỏi thận gây ứ nước

Sỏi thận gây ứ nước là một trong những biến chứng nguy hiểm của sỏi thận. Vậy biểu hiện của tình trạng này là gì? Hãy cùng tìm hiểu về tình trạng sỏi thận gây ứ nước qua bài viết dưới đây để có biện pháp điều trị và phòng ngừa phù hợp.

Bạn đang đọc: Những điều cần biết về tình trạng sỏi thận gây ứ nước

1. Sỏi thận gây ứ nước như thế nào?

Khi sỏi di chuyển xuống niệu quản nếu hòn sỏi to, không nhẵn sẽ gây đau (gọi là cơn đau quặn thận).

Hơn nữa khi nó di chuyển đến đoạn niệu quản nhỏ (đoạn đổ vào bàng quang) có khi bị tắc nghẽn tại đó, làm cho nước tiểu ứ lại trên chỗ tắc. Trong khi đó thận vẫn tiếp tục lọc ra nước tiểu mà niệu quản bị tắc, không xuống được bàng quang nên thận bị ứ nước, giãn to.

Thận ứ nước dễ chuyển thành ứ mủ làm hủy hoại nhu mô thận, gây suy thận cấp hoặc mạn tính.

Những điều cần biết về tình trạng sỏi thận gây ứ nước

Khi sỏi di chuyển đến đoạn niệu quản nhỏ (đoạn đổ vào bàng quang) có khi bị tắc nghẽn tại đó, làm cho nước tiểu ứ lại trên chỗ tắc (ảnh minh họa)

2. Dấu hiệu của sỏi thận gây ứ nước

Sỏi thận gây ứ nước thường có các triệu chứng sau:

Đau bụng do sỏi thận di chuyển xuống niệu quản cọ xát gây đau, hoặc viên sỏi mắc kẹt tại chỗ niệu quản bị hẹp gây đau.

Cơn đau thường bắt đầu ở hông lưng hoặc sườn lưng lan tới háng, kèm theo nôn, buồn nôn và vã mồ hôi. Đau có thể theo từng cơn khiến bệnh nhân quằn quại hoặc cuộn người lại vì đau đớn. Có thể có máu trong nước tiểu.

Tìm hiểu thêm: Ăn gì khi bị viêm đường tiết niệu?

Những điều cần biết về tình trạng sỏi thận gây ứ nước

Sỏi thận ứ nước có thể gây ra đau ở hông lưng hoặc sườn lưng lan tới háng, kèm theo nôn, buồn nôn và vã mồ hôi (ảnh minh họa)

3. Các giải pháp điều trị sỏi thận gây ứ nước

Khi bị sỏi thận gây ứ nước, mục tiêu điều trị là thông lại dòng chảy tự do của nước tiểu từ thận xuống bàng quang và ra ngoài, làm giảm sưng và giảm áp lực để ngăn chặn suy giảm chức năng thận. Một số biện pháp thông thường để thông lại dòng chảy tự do của nước tiểu như sau:

3.1. Phẫu thuật

Phẫu thuật để lấy sỏi niệu quản… giúp làm thông lại dòng nước tiểu bị nghẽn.

3.2. Tán sỏi qua da

Đây là phương pháp tạo một đường hầm nhỏ khoảng 6-10mm, đường hầm chạy từ ngoài da đi vào trong thận hoặc vị trí có sỏi. Sau đó, dùng khí nén hoặc laser phá vỡ sỏi và hút sỏi nhỏ và vụn sỏi ra ngoài. Đây là biện pháp chỉ định cho trường hợp sỏi nhóm đài dưới, sỏi cứng, sỏi lớn, sỏi bể thận…

3.3. Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser

Phương pháp này sử dụng tia laser luồn theo đường ống tự nhiên của cơ thể (đường dẫn nước tiểu) để “bắn phá” làm vỡ các viên sỏi thành những vụn rất nhỏ, sau đó các vụn sẽ được thoát ra ngoài theo đường nước tiểu.

Những điều cần biết về tình trạng sỏi thận gây ứ nước

>>>>>Xem thêm: 7 triệu chứng của sỏi thận phổ biến nhất

Tán sỏi qua da giúp loại bỏ sỏi nhanh chóng mà không cần mổ hở

4. Phòng ngừa sỏi thận gây ứ nước

Phòng ngừa sỏi thận hình thành bằng các biện pháp sau

4.1. Đi khám sức khỏe định kỳ

Đi khám sức khỏe định kỳ để biết tình trạng sỏi thận để có biện pháp điều trị sỏi thận sớm và nhanh chóng tránh những biến chứng của sỏi thận như sỏi thận gây ứ nước…

4.2. Cung cấp đủ nước cho cơ thể

Uống đủ lượng nước cơ thể cần hàng ngày để hạn chế sự hình thành sỏi thận. Nước có thể dùng là nước đun sôi để nguội…

4.3. Chế độ sinh hoạt khoa học

Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều oxalat như đậu nành, trà đen…

Ăn nhiều rau xanh giúp tiêu hóa nhanh, ngăn ngừa sự ứ đọng các chất có trong ruột, hạn chế sỏi niệu quản hình thành…

Luyện tập thể dục để có một sức khỏe tốt.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *