Nhắc đến điều trị trĩ ngoại chắc hẳn không ít người mặc định phải phẫu thuật cắt trĩ thì bệnh mới khỏi. Trên thực tế, trĩ vẫn có thể được điều trị thành công mà không nhất thiết phải phẫu thuật khi bệnh được phát hiện sớm và tiến hành điều trị đúng cách kịp thời.
Bạn đang đọc: Điều trị trĩ ngoại khi nào không cần phẫu thuật?
1. Điều trị trĩ ngoại càng sớm thì càng đơn giản
Trĩ ngoại hình thành và phát triển theo 4 giai đoạn diễn biến của bệnh với mức độ trở nặng tăng dần.
– Giai đoạn 1: Búi trĩ mới hình thành, chưa có triệu chứng
– Giai đoạn 2: Búi to dần và lòi ra ngoài hậu môn gây vướng víu, khó chịu
– Giai đoạn 3: Búi trĩ to dần, bị tắc mạch, gây nhiều đau đớn và xuất huyết
– Giai đoạn 4: Búi trĩ bị viêm sưng đau nghiêm trọng, nguy cơ biến chứng cao, ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như mọi hoạt động của người bệnh.
Đối với bệnh trĩ ngoại nhẹ (giai đoạn 1 và 2), khi búi trĩ mới hình thành, triệu chứng chưa rõ ràng và hầu như không gây ra bất kỳ khó chịu nào cho người bệnh thì thường được ưu tiên điều trị nội khoa bằng thuốc kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt đúng cách. Bệnh trĩ ngoại có thể được chữa khỏi bằng cách này và thời gian điều trị trong khoảng 1 tháng.
Đối với bệnh trĩ ngoại khi đã trở nặng (giai đoạn 3 và 4), búi trĩ đã sưng to và các triệu chứng ngày một nghiêm trọng cùng nguy cơ biến chứng như nhiễm trùng, trĩ ngoại tắc mạch, hoại tử búi trĩ,.. thì cần phải can thiệp thủ thuật hoặc phẫu thuật để cắt bỏ búi trĩ.
Như vậy có thể thấy, phát hiện và điều trị bệnh sớm thì phương pháp sẽ càng đơn giản, hạn chế các đau đớn, hiệu quả thoát trĩ cao và ngăn ngừa bệnh tái phát.
2. Điều trị nội khoa – dùng thuốc
Điều trị nội khoa hay dễ hiểu hơn là điều trị bằng thuốc. Đây là một dạng điều trị được áp dụng phổ biến với ưu điểm đơn giản, dễ dàng thực hiện, tiện lợi và chi phí điều trị thấp.
2.1. Đối tượng có thể điều trị trĩ ngoại bằng thuốc
Thông thường, điều trị nội khoa sẽ được chỉ định với trĩ ngoại nhẹ ở giai đoạn đầu (giai đoạn 1 và 2). Khi búi trĩ mới hình thành, sử dụng thuốc sẽ có tác dụng trong việc giải quyết các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh trở nặng.
Tuy nhiên, quyết định phương pháp điều trị cuối cùng vẫn phải do bác sĩ chỉ định sau khi tiến hành thăm khám trực tiếp, xem xét tình trạng bệnh cũng như đánh giá mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng.
Tìm hiểu thêm: Ý nghĩa đo pH trở kháng 24h với trào ngược dạ dày gây ho về đêm
2.2. Cách điều trị
Người bệnh sẽ sử dụng các loại thuốc uống kết hợp thuốc bôi ngoài da hằng ngày để cho tác dụng toàn diện. Một số loại thuốc tốt cho người bệnh trĩ ngoại thường được chỉ định như:
– Thuốc giúp giảm đau, giảm triệu chứng
– Thuốc chống viêm, chống sưng
– Thuốc nhuận tràng
– Thuốc làm mềm phân
– Thuốc tăng cường sức bền cho thành tĩnh mạch
Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cần kết hợp chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt đúng cách nhất là cần trú trọng việc vệ sinh sạch sẽ khu vực có búi trĩ mỗi ngày. Chỉ có đảm bảo đủ các yếu tố này mới mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
Lưu ý: Các thông tin điều trị nội khoa bằng thuốc nên trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh không được tự ý mua thuốc điều trị tại nhà mà cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được chỉ định điều trị đúng cách.
2.3. Những lưu ý khi tiến hành điều trị trĩ ngoại bằng thuốc
– Người bệnh cần nghiêm túc thực hiện đúng các yêu cầu trong điều trị của bác sĩ để mang đến hiệu quả tốt nhất. Không tự ý thay đổi liều lượng hay tự ngừng thuốc khi không được cho phép.
– Trong trường hợp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả như mong muốn, các triệu chứng vẫn ngày một nặng cần thông báo ngay với bác sĩ, thực hiện tái khám để đánh giá hiệu quả điều trị và có thể thay đổi phương pháp khi cần.
– Những trường hợp bệnh trở nặng hoặc không thể đáp ứng được yêu cầu của điều trị nội khoa thì phẫu thuật là yêu cầu bắt buộc để dứt điểm trĩ ngoại. Việc điều trị bằng thuốc lúc này hầu như đã không còn tác dụng.
– Người bệnh trĩ ngoại cấp độ nặng khi có chỉ định phẫu thuật không nên quá lo lắng. Hiện đã có các phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn, tiêu biểu như mổ trĩ Longo. Búi trĩ sẽ được loại bỏ nhanh chóng, êm ái, ít đau, phục hồi sức khỏe nhanh.
>>>>>Xem thêm: Nuốt nghẹn ở thực quản: Biểu hiện, nguyên nhân và chẩn đoán
3. Cách phòng tránh trĩ ngoại hiệu quả
Cách tốt nhất để phòng tránh trĩ ngoại là ngăn ngừa táo bón, làm mềm phân để việc đi ngoài được dễ dàng hơn, không tạo áp lực lên hậu môn. Gợi ý các phương pháp phòng trĩ hiệu quả:
– Chế độ ăn uống: Bổ sung nhiều chất xơ, hạn chế đồ ăn cay nóng sẽ có lợi cho tiêu hóa giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
– Uống đủ nước mỗi ngày, tránh đồ uống có cồn và có chất kích thích. Nước sẽ giúp mềm phần nên rất quan trọng trong việc phòng trĩ.
– Hình thành thói quen đi cầu đều đặn mỗi ngày và tốt nhất nên đi vào một khung giờ cố định để kích thích cơ chế đào thải của cơ thể.
– Không rặn mạnh khi đi cầu vì sẽ tạo ra áp lực lớn hơn lên các tĩnh mạch. Đồng thời, không ngồi cầu quá lâu và tư thế tốt nhất khi ngồi cầu là ngồi xổm.
– Vận động điều độ, thường xuyên đi bộ thay vì ngồi hoặc nằm 1 chỗ quá lâu, nhất là ở bà bầu.
Như vậy, điều trị trĩ ngoại hoàn toàn có thể thực hiện mà không cần phải phẫu thuật khi bệnh được phát hiện sớm và thực hiện đúng theo chỉ định từ bác sĩ. Trên hết, người bệnh không nên chủ quan mà tự ý chữa trĩ tại nhà, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán bệnh chính xác và đưa ra phương án điều trị tốt nhất.