Bật mí phương pháp phát hiện sỏi tiết niệu

Sỏi đường tiết niệu có thể không có triệu chứng gì hoặc chỉ đau âm ỉ vùng hông lưng bên có sỏi, dẫn đến người bệnh thường không phát hiện và điều trị sớm bệnh. Do đó có rất nhiều thắc mắc “làm sao phát hiện sỏi thận chính xác nhất?” đang được rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Bật mí phương pháp phát hiện sỏi tiết niệu

Dấu hiệu sỏi tiết niệu

Sỏi đường tiết niệu có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào của đường tiết niệu. Bệnh có thể diễn biến dữ dội hoặc âm thầm, tiềm tàng, có trường hợp chỉ tình cờ phát hiện sỏi khi thăm khám những bệnh lý khác ở bụng. Tuy vậy, phần lớn sỏi đường tiết niệu có những triệu chứng thường gặp sau:

Đau bụng

Đau bụng, đau mỏi vùng thắt lưng, nhất là vùng bụng phía bộ phận tiết niệu có sỏi. Đau vùng thắt lưng có khi âm ỉ suốt ngày, suốt tháng, đau bụng có thể kèm theo buồn nôn hoặc nôn, trướng bụng…

Bật mí phương pháp phát hiện sỏi tiết niệu

Sỏi tiết niệu có thể gây ra đau bụng, đau mỏi vùng thắt lưng, nhất là vùng bụng phía bộ phận tiết niệu có sỏi (ảnh minh họa)

Đau quặn thận

Đau quặn thận là những cơn đau dữ dội, đau lăn lộn không thể ngồi hoặc nằm yên được… Cơn đau quặn thận thường xuất phát từ vùng thắt lưng, lan dọc theo đường đi của niệu quản đến vùng bẹn và vùng sinh dục

Trong các cơn đau quặn thận thường do sỏi tắc ở đài, bể thận hoặc do sỏi đã di chuyển xuống niệu quản, nằm ở đó hoặc xuống bàng quang.

Những bất thường khi đi tiểu

Sỏi tiết niệu thường dẫn đến tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu són. Nước tiểu trong các cơn đau thường đục (do bị nhiễm khuẩn gây viêm đài thận, bể thận hoặc viêm bàng quang do có cặn thận) , nước tiểu có máu…

Tìm hiểu thêm: Giải đáp tán sỏi ngoài cơ thể có hại không?

Bật mí phương pháp phát hiện sỏi tiết niệu

Sỏi tiết niệu thường dẫn đến tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu són, thậm chí tiểu ra máu (ảnh minh họa)

Sốt

Bệnh nhân có thể sốt cao, rét run trong cơn đau do sỏi tiết niệu hoặc sốt nhẹ khi có nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Phương pháp phát hiện sỏi tiết niệu

Để biết chính xác mình có bị sỏi thận hay không thì bạn cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể. Ngoài khám lâm sàng (các bác sĩ sẽ dựa vào những biểu hiện mà bệnh nhân gặp phải và dựa vào tiền sử bệnh sỏi tiết niệu của bệnh nhân) thì bệnh nhân cần làm một số các phương pháp cận lâm sàng sau:

Các phương pháp chụp thận

– Chụp X-quang không chuẩn bị: Với phương pháp này trên hình ảnh thu được thu được, chúng ta có thể thấy được loại sỏi thận cản quang là hình ảnh nằm ở vùng hố thận. Tuy nhiên, phương pháp này không thể phát hiện được những viên sỏi không cản quang.

– Chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc cộng hưởng từ (MRI) để phát hiện các loại sỏi nhỏ…

Siêu âm

Hiện nay, siêu âm đang được ứng dụng rộng rãi giúp đáng kể cho việc xác định sỏi đường tiết niệu. Phương pháp này nhanh cho biết được số lượng, kích thước và vị trí của sỏi, đồng thời biết được tình trạng đường tiết niệu (đài bể thận, niệu quản giãn hay không, niêm mạc bàng quang có phù nề hay không…)

Bật mí phương pháp phát hiện sỏi tiết niệu

>>>>>Xem thêm: 4 phương pháp tán sỏi tiết niệu công nghệ cao hiệu quả

Siêu âm giúp phát hiện số lượng, kích thước và vị trí của sỏi, đồng thời biết được tình trạng đường tiết niệu

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu cho biết một số thông số liên quan đến sỏi đường tiết niệu, sỏi thuộc loại gì (sỏi canxi oxalat, canxi phốt phát hay sỏi axit uric…). Xác định được trong nước tiểu có hồng cầu, bạch cầu, trụ niệu hay trụ hạt không.

Trong những trường hợp cần thiết thì nuôi cấy nước tiểu để xác định có bị nhiễm khuẩn hay không và vi khuẩn thuộc loại gì, nhạy cảm với loại kháng sinh nào nhất, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp.

Các phương pháp phát hiện sỏi thận trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, vì tùy tình trạng bệnh của từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp thăm khám phù hợp.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *