Mổ trĩ nội có đau không? Khi nào cần mổ?

Mổ trĩ nội là phương pháp can thiệp ngoại khoa giúp người bệnh thoát trĩ nhanh chóng, triệt để. Mổ trĩ có đau không và khi nào cần mổ luôn là những câu hỏi thu hút sự quan tâm hàng đầu của nhiều người khi được tư vấn điều trị bằng phương pháp này. Cùng tìm lời giải đáp và hiểu rõ hơn về căn bệnh trĩ qua các thông tin trong bài viết sau.

Bạn đang đọc: Mổ trĩ nội có đau không? Khi nào cần mổ?

1. Khi nào trĩ nội cần tiến hành mổ?

Bệnh trĩ nội được chia thành 4 cấp độ theo diễn biến nặng dần của bệnh. Với trĩ nội độ 2 trở xuống thường  không nhất thiết phải phẫu thuật mà có thể áp dụng điều trị nội khoa bằng thuốc kết hợp chế độ ăn uống khoa học, tập luyện điều độ và tái khám định kỳ theo dõi bệnh.

Phẫu thuật cắt búi trĩ được khuyến cáo nên áp dụng cho những người bệnh trĩ nội độ 3 trở lên, có búi trĩ to, triệu chứng nặng, trĩ bị huyết khối nghiêm trọng gây tắc nghẹt cấp tính dẫn đến nguy cơ biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Người bệnh cần tiến hành thăm khám chi tiết về trình trạng búi trĩ, triệu chứng theo kèm và thể trạng sức khỏe hiện tại để đưa ra quyết định có nên mổ trĩ ngay không.

Mổ trĩ nội có đau không? Khi nào cần mổ?

Trong trường hợp trĩ nội tiến triển tới giai đoạn nặng, triệu chứng rõ ràng thì việc can thiệp mổ trĩ nội là điều bắt buộc cần thực hiện.

2. Mổ trĩ nội có đau không?

Vùng hậu môn là nơi tập trung nhiều đầu mút dây thần kinh cũng như các cơ quan cảm giác, nên khi can thiệp trực tiếp tới khu vực này sẽ làm mất lớp đệm hậu môn, gây ra cho người bệnh nhiều đau đớn, khả năng mất nhiều máu cao hơn bình thường. Chính vì thế, nếu áp dụng các phương pháp mổ truyền thống sẽ rất đau, sinh ra tâm lý lo sợ ở nhiều người bệnh.

Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của y học hiện đại, các phương pháp phẫu thuật trĩ ít xâm lấn, ít đau ra đời cùng nhiều ưu điểm vượt trội. Tiêu biểu có thể kể đến là phương pháp cắt trĩ Longo.

Ưu điểm của cắt trĩ Longo:

Việc tiến hành cắt trĩ Longo sẽ được thực hiện phía trên đường lược (đây là nơi có rất ít các cơ quan thụ cảm nhằm hạn chế đau đớn cho người bệnh) và sử dụng loại máy khâu cắt nối tự động cắt khoanh niêm mạc, nhờ đó giảm lượng cấp máu đến búi trĩ, hạn chế thương tổn, ít gây đau đớn, ngăn ngừa tác dụng phụ và bảo tồn tối đa lớp đệm hậu môn mang đến những ưu điểm nổi bật trong phẫu thuật cắt trĩ.

– Thời gian thực hiện nhanh.

– Ít đau đớn, xâm lấn tối thiểu và đảm bảo tính an toàn.

– Rút ngắn thời gian lưu viện, người bệnh nhanh chóng hồi phục và trở lại sinh hoạt bình thường ngay sau mổ.

Tìm hiểu thêm: Viêm dạ dày ruột ở người lớn cần lưu ý 

Mổ trĩ nội có đau không? Khi nào cần mổ?

Phẫu thuật Longo là phương pháp mổ trĩ nội được áp dụng phổ biến hiện nay với nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp mổ truyền thống.

3. Chăm sóc người bệnh sau mổ trĩ

Sau phẫu thuật mổ trĩ, cơ thể người bệnh cần được chăm sóc toàn diện để những tổn thương nhanh chóng phục hồi, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn và các biến chứng hậu phẫu. Dưới đây là những lời khuyên cho việc chăm sóc người bệnh trong giai đoạn sau mổ trĩ:

3.1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý và sinh hoạt phù hợp

Sau mổ trĩ, người bệnh cần bổ sung đầy đủ nước, tăng cường chất xơ cũng như vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho thể. Các thực phẩm được khuyến cáo cho khẩu phần ăn là rau xanh, hoa quả, các loại hạt, chất béo tốt (bơ, vừng, lạc, đậu,…). Tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, thức uống chứa chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá,…).

Ngoài ra, người bệnh cần tập luyện thói quen đi vệ sinh theo đúng giờ và đều đặn. Lưu ý, không ngồi cầu tiêu quá lâu và không nên gắng sức rặn phân khi đi đại tiện sẽ làm tăng nguy cơ tái trĩ. Chú ý vệ sinh sạch sẽ và luôn giữ khô ráo vùng hậu môn.

3.2. Tái khám đúng lịch sau mổ trĩ nội

Dù búi trĩ đã được cắt bỏ nhưng những thương tổn do phẫu thuật gây ra sẽ cần thời gian để phục hồi. Trong thời gian này, các chất nhầy và dịch quanh búi trĩ có thể vẫn tồn tại, song thường sẽ hết trong khoảng 7 – 10 ngày sau mổ. Nếu tình trạng chảy dịch, máu từ vết thương cắt trĩ kéo dài lâu hơn, kèm theo các triệu chứng đau, sưng viêm,… thì cần liên hệ với bác sĩ ngay để được xử lý đúng cách.

Ngoài ra, sau phẫu thuật người bệnh nên thực hiện tái khám theo đúng lịch hẹn với bác sĩ để kiểm tra quá trình hồi phục, tình trạng bệnh cũng như những phát sinh có thể gặp phải. Các biến chứng cũng sẽ được phát hiện sớm nếu có và nhanh chóng được điều trị kịp thời.

Mổ trĩ nội có đau không? Khi nào cần mổ?

>>>>>Xem thêm: Viêm ruột thừa phải làm sao?

Sau mổ trĩ, khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào khác thường, người bệnh cần tới gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra và hướng dẫn xử lý đúng cách.

3.3. Tuân thủ chỉ định dùng thuốc

Sau mổ, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, chống sưng có tác dụng thúc đẩy quá trình tự làm lành và ngăn ngừa nhiễm trùng, chảy máu, giảm đau đớn hiệu quả,… Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc, thay đổi liều lượng hay dừng thuốc đột ngột khi không có hướng dẫn của bác sĩ.

3.4. Vận động điều độ sau mổ trĩ nội

Khi vết thương mổ trĩ chưa lành hẳn, người bệnh được khuyến cáo không nên vận động mạnh như: chạy nhảy, rặn, ho,… vì có thể khiến vết thương bị chảy máu, rất dễ dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng làm tình trạng bệnh xấu đi.

Ngày đầu tiên người bệnh nên nằm nghỉ ngơi hoàn toàn, sau đó thì có thể vận động nhẹ nhàng và tăng dần cường độ khi vết thương dần ổn định. Người bệnh cũng không nên ngồi hoặc nằm nghỉ một chỗ quá lâu, ưu tiên việc đi bộ thay vì ngồi xe đạp, xe máy, ô tô khi di chuyển.

Như vậy, mổ trĩ nội được coi là chỉ định điều trị bắt buộc trong các trường hợp trĩ trở nặng. Để an tâm điều trị, người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tư vấn cụ thể. Với sự xuất hiện của các phương pháp mổ trĩ ít xâm lấn, tiêu biểu như mổ trĩ không đau Longo thì việc điều trị đã trở nên nhẹ nhàng, đơn giản hơn rất nhiều. Chúng ta có thể thoát trĩ nội độ 4 một cách êm ái và nhanh chóng, an toàn nên người bệnh không nên quá lo lắng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *