Cảm lạnh là bệnh rất phổ biến, người trưởng thành có thể bị cảm lạnh 2 – 4 lần/năm. Trẻ em, đặc biệt là trẻ chưa đến tuổi đi học có thể mắc 5-9 lần/năm. Mặc dù thường gặp là vậy nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này, vẫn có những hiểu lầm nhất định cần làm sáng tỏ để chủ động phòng tránh và có biện pháp xử lý hiệu quả khi bị cảm lạnh.
Bạn đang đọc: Cảm lạnh và những điều cần làm rõ
Cảm lạnh là bệnh rất phổ biến, người trưởng thành có thể bị cảm lạnh 2 – 4 lần/năm.
Bị cảm lạnh là do hệ miễn dịch yếu?
Đây là hiểu lầm thường gặp nhất về bệnh cảm lạnh. Virus gây cảm lạnh thâm nhập vào cơ thể là do hệ miễn dịch không chạy hết công suất tấn công, không phải do hệ miễn dịch suy yếu. Đó là lý do tại sao nhiều người hoàn toàn khỏe mạnh nhưng vẫn có thể bị cảm lạnh.
Vitamin C và kẽm có thể ngăn ngừa cảm lạnh?
Khi bị đe dọa bởi cơn cảm lạnh, nhiều người tìm cách bổ sung vitamin C và kẽm qua chế độ ăn uống, thuốc… với niềm tin rằng hai chất này có thể ngăn ngừa cảm lạnh. Tuy nhiên trên thực tế, mặc dù có nhiều nghiên cứu cho thấy vitamin C và kẽm có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh cảm lạnh, nhưng cũng có nghiên cứu lại cho rằng chúng hầu như không có tác dụng gì cả. Theo Thomas Tallman, (bác sĩ y khoa cấp cứu và chuyên gia cảm lạnh và cúm tại bệnh viện Cleveland) hiện chưa có đủ bằng chứng để khẳng định rằng vitamin C và kẽm giúp ngăn chặn cơn cảm lạnh.
Liệu có phải không khí lạnh và khô là nguyên nhân gây cảm lạnh?
Tìm hiểu thêm: Những thực phẩm giúp tăng cân cho người gầy
Với những người đã bị cảm lạnh, không khí khô chỉ khiến cho các triệu chứng như ho và nghẹt mũi trở nên tồi tệ hơn.
Không khí khô không gây cảm lạnh. Nhiều người cho rằng không khí khô, nóng có thể làm khô các chất nhầy trong mũi, dễ bị cảm lạnh. Tuy nhiên cảm lạnh không hề liên quan tới không khí khô. Với những người đã bị cảm lạnh, không khí khô chỉ khiến cho các triệu chứng như ho và nghẹt mũi trở nên tồi tệ hơn.
Thời tiết lạnh cũng không phải là nguyên nhân gây cảm lạnh. Không có sự tương quan nào giữa nhiệt độ thời tiết và căn bệnh này. Thực tế thậm chí nhiều người có nguy cơ bị cảm lạnh khi ở trong nhà, những nơi ấm áp và đông đúc hơn ngoài trời se lạnh. Bởi vì tụ tập nơi đông người dễ lây nhiễm virus cảm lạnh từ người mắc bệnh.
Có thể dùng thuốc kháng sinh để điều trị cảm lạnh?
Kháng sinh không phải là cách điều trị được áp dụng cho cảm lạnh thông thường. Loại thuốc này có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, không thể giết chết các virus gây cảm lạnh. Bên cạnh đó việc lạm dụng thuốc kháng sinh có thể dẫn tới tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc ngày càng nhiều và làm cho quá trình chữa bệnh sau này gặp khó khăn. Thậm chí, sử dụng nhiều thuốc kháng sinh và kháng sinh liều cao có thể gây điếc, suy tủy và suy thận.
Có nên giảm bớt ăn uống khi bị cảm lạnh?
>>>>>Xem thêm: Cảm lạnh hay cảm cúm? đau họng, sốt, ho.
Tốt nhất khi bị cảm lạnh, hãy uống nhiều nước để tránh rơi vào tình trạng mất nước.
Đây là nhận định hoàn toàn sai lầm. Những gì chúng ta tiêu thụ không ảnh hưởng tới sự phát triẻn virus hoặc mức độ nghiêm trọng của bệnh cảm lạnh. Tốt nhất khi bị cảm lạnh, hãy uống nhiều nước để tránh rơi vào tình trạng mất nước.
Một số biện pháp tự chăm sóc tại nhà có thể giúp giảm ho?
Có một số biện pháp đơn giản tự thực hiện tại nhà có thể giúp những người bị cảm lạnh giảm bớt ho, chẳng hạn như nước ép hành tây và tỏi, nước ép chanh, đinh hương và gừng. Ho kèm theo đau họng và các vấn đề ở xoang có thể được cải thiện phần nào bằng các phương pháp điều trị nhẹ nhàng như dùng trà nóng với mật ong. Tuy nhiên lưu ý không dùng mật ong cho trẻ dưới 11 tuổi.
Có cách chữa bệnh cảm lạnh?
Không có cách chữa bệnh cảm lạnh thông thường. Các loại thuốc trị cảm lạnh chỉ có thể làm triệu chứng không thể tăng tốc độ phục hồi cho người bệnh. Tuy nhiên có nhiều cách hiệu quả để phòng chống cảm lạnh, chẳng hạn như rửa tay sạch thường xuyên để ngăn ngừa vi trùng lây lan.