“Tôi bị sỏi thận san hô ở đài bể thận, kích thước 2cm. Tôi đi khám, chụp UIV phân tích thì chức năng thận vẫn tốt, chưa ứ nước, không đau. Bác sĩ cho tôi hỏi với tình trạng sỏi như tôi thì có cần mổ lấy sỏi không? Hay có thể điều trị sỏi bằng phương pháp nào khác không?”
Bạn đang đọc: Chữa sỏi thận san hô có nên mổ không?
Ngọc Lan (Hải Dương)
Chào bạn Lan, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến hệ thống y tế của chúng tôi, chúng tôi xin được giải đáp những câu hỏi của bạn như sau:
Phát hiện sỏi san hô bằng cách nào
Sỏi san hô (sỏi có hình dạng như một đám san hô) thường lắng đọng theo hình dạng của bể thận (ảnh minh họa)
Sỏi san hô (sỏi có hình dạng như một đám san hô) thường lắng đọng theo hình dạng của bể thận nên ít gây giãn nở thận hay niệu quản nên không gây ra các cơn đau rát khi đi tiểu. Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, suy nhược cơ thể, giảm cân không lý do…
Do bệnh nhân bị sỏi thận san hô thường không có biểu hiện gì hoặc những biểu hiện không rõ ràng khiến bệnh nhân hoàn toàn không hề hay biết.
Bệnh nhân chỉ phát hiện được bệnh thông qua siêu âm, chụp X-quang hay làm các xét nghiệm khác. Ngoài ra, có thể phát hiện sỏi thận bằng chụp niệu đồ tĩnh mạch (UIV) để phát hiện sỏi cũng như biết được chức năng thận để có biện pháp điều trị phù hợp.
Tìm hiểu thêm: Viêm đường tiết niệu trẻ sơ sinh
Sỏi thận san hô thường không có biểu hiện rõ ràng, người bệnh có thể chỉ tình cờ phát hiện qua siêu âm ổ bụng
Có nên mổ để chữa sỏi thận san hô
Trước đây, khi các phương pháp tán sỏi không xâm lấn và ít xâm lấn chưa phát triển, những trường hợp sỏi san hô như thế này đều phải mổ mở lấy sỏi, thậm chí có những trường hợp đặc biệt phải cắt bỏ thận.
Việc phẫu thuật mổ mở lấy sỏi trong những trường hợp này cũng có nhiều tai biến như chảy máu sau mổ, xì rò nước tiểu, tổn thương nhu mô thận gây ảnh hưởng chức năng thận…
Điều trị sỏi thận san hô bằng phương pháp nào
Điều trị sỏi thận san hô bao gồm điều điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa như mổ lấy sỏi hoặc tán sỏi. Số lượng, kích thước, thể tích, vị trí và hình dạng sỏi liên quan chặt chẽ đến chỉ định phương pháp lấy bỏ sỏi.
Tán sỏi qua da
Đây là kỹ thuật tán sỏi bằng việc tạo đường hầm vào thận và đưa ống nội soi đường kính 10-15mm vào tiếp cận sỏi. Phá vỡ sỏi bằng laser hoặc khí nén hoặc siêu âm phá vỡ sỏi và lấy sỏi ra ngoài.
Phương pháp thường áp dụng đối với sỏi bể thận, sỏi có kích thước lớn hơn 2cm, sỏi san hô, sỏi cứng, sỏi đài dưới. Tán sỏi qua da có ưu điểm là rút ngắn thời gian mổ và nằm viện, ít biến chứng trong và sau mổ hơn, bảo toàn cải thiện được chức năng thận.
>>>>>Xem thêm: Cách trị sỏi mật hiệu quả bạn cần biết
Bệnh nhân điều trị tán sỏi qua da tại bệnh viện Thu Cúc
Tán sỏi ngoài cơ thể
Đối với sỏi thận nhỏ hơn 2cm thì có thể sử dụng phương pháp này. Máy tán sỏi sẽ phát ra sóng xung kích để phá bề mặt của sỏi, đập vụn sỏi ra thành những mảnh nhỏ sau đó đào thải ra ngoài theo đường tiểu.
Nội soi tán sỏi
Với phương pháp này ống nội soi được đưa qua đường tiểu lên niệu quản vào các đài thận và tán vụn sỏi. Đây là phương pháp được thực hiện với sỏi thận mọi vị trí, mọi kích thước.
Tùy từng loại sỏi thận, vị trí, kích thước sỏi bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp tán sỏi phù hợp vì vậy, bạn cần đi khám để có phương pháp điều trị sỏi phù hợp.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là một trong những đơn vị uy tín hàng đầu trong điều trị sỏi Thận – Tiết niệu, với các công nghệ tán sỏi hiện đại giúp bệnh nhân vừa sạch sỏi hoàn toàn, hạn chế xâm lấn.