Rất nhiều người bị sỏi thận lựa chọn tán sỏi ngoài cơ thể, tuy nhiên để phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể đạt hiệu quả cao nhất thì sau khi tán sỏi ngoài cơ thể người bệnh cần có những lưu ý những gì? điều này không phải ai cũng biết. Để biết sau khi tán sỏi ngoài cơ thể cần lưu ý những gì hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Bạn đang đọc: Sau khi tán sỏi ngoài cơ thể cần lưu ý gì?
Tán sỏi ngoài cơ thể cho những loại sỏi nào
Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp điều trị ngoại khoa sỏi tiết niệu được áp dụng phổ biến nhất, rẻ nhất và không mất thời gian nằm viện. Để đạt hiệu quả tán sỏi cao nhất thì phương pháp này chủ yếu áp dụng đối với các loại sỏi sau:
Sỏi thận
Khi kích thước sỏi thận nhỏ hơn 2cm.
Sỏi niệu quản
Khi sỏi niệu quản 1/3 trên và kích thước sỏi nhỏ hơn 1,5 cm.
Có thể áp dụng phương pháp này với sỏi niệu quản có kích thước nhỏ hơn 5mm nhưng khi điều trị nội khoa một tuần không cải thiện, sỏi không di chuyển xuống vị trí thấp hơn, sỏi trên vị trí hẹp niệu quản, hoặc sỏi trên polyp.
Bệnh nhân tán sỏi ngoài cơ thể tại bệnh viện Thu Cúc
Những lưu ý sau khi tán sỏi ngoài cơ thể
Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp điều trị công nghệ cao không xâm lấn nên rất an toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh sau khi tán. Sau khi tán sỏi 20-30 phút bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn và nhắc nhở về chế độ ăn uống và sinh hoạt sau khi tán sỏi để đạt hiệu quả cao nhất.
Uống nhiều nước
Sau khi được tán vỡ sỏi, các mảnh sỏi phải tự mình đào thải ra ngoài theo nước tiểu, và như vậy hiệu quả lại phụ thuộc vào sự thông suốt của đường tiết niệu. Do đó, uống nhiều nước (từ 2 lít/ngày trở lên) để có thể hỗ trợ đường tiết niệu đào thải hết những mảnh vụn của sỏi ra ngoài theo nước tiểu.
Tìm hiểu thêm: Bạch cầu niệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm
Uống nhiều nước sau khi tán sỏi để giúp đào thải hết những mảnh vụn của sỏi ra ngoài theo nước tiểu (ảnh minh họa)
Theo dõi nước tiểu sau khi tán sỏi
Sau khi tán sỏi ngoài cơ thể xong, nước tiểu của bệnh nhân có thể có màu hồng như màu máu. Tuy nhiên không nên quá lo lắng, vì chỉ sau vài ngày, nước tiểu sẽ trở lại bình thường. Bệnh nhân khi đi tiểu cần để ý để đánh giá tình trạng vụn sỏi được thoát ra theo đường nước tiểu.
Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ
Có một số ít trường hợp sỏi đã được tán vỡ song vẫn đọng lại không đào thải ra được, hoặc để chiếu chụp và đánh giá tình trạng sỏi cũng như hiệu quả tán sỏi thì việc bệnh nhân đến tái khám sau khi điều trị tán sỏi là điều rất cần thiết.
Ngoài ra cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học, phù hợp theo tư vấn của bác sĩ và không để bị va đập mạnh vào vị trí được tán sỏi.
Phòng ngừa sỏi thận tái phát
Mặc dù đã tán sỏi nhưng nếu không được quan tâm và chú ý đến sức khỏe thì sỏi có thể sẽ xuất hiện trở lại, vì vậy cần ngăn ngừa sỏi thận tái phát là rất quan trọng:
Duy trì chế độ ăn uống hợp lý
Uống đủ nước mỗi ngày, việc uống đủ nước nhất là vào những ngày hè nắng nóng, khi cơ thể đổ mồ hôi nhiều là điều rất cần thiết để hạn chế sự lắng đọng của các chất gây sỏi thận.
Hạn chế những đồ ăn mặn, đồ dầu mỡ, các thực phẩm chứa nhiều oxalate…
Ăn nhiều chất xơ, hoa quả tươi để nâng cao sự bài tiết chất citrat chống lại sỏi thận.
>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về bệnh sỏi thận
Duy trì chế độ ăn uống khoa học để ngăn ngừa sỏi thận tái phát (ảnh minh họa)
Chế độ sinh hoạt khoa học
Luyện tập thể dục đều đặn mỗi ngày, đồng thời không nên vận động, làm việc quá sức, không nên thức khuya mà thay vào đó là một chế độ ngủ nghỉ hợp lý sẽ ngăn ngừa sỏi thận tái phát.