Polyp túi mật và cách điều trị là vấn đề ai cũng quan tâm. Khi mắc polyp túi mật, nhiều người không biết mức độ nguy hiểm ra sao, xử lý thế nào. Bài viết này tổng hợp những thông tin cần thiết cho bạn đọc.
Bạn đang đọc: Polyp túi mật và cách điều trị hiệu quả
1. Polyp túi mật và mức độ nguy hiểm
Polyp túi mật thực chất là các khối u nhú được hình thành ở lớp niêm mạc túi mật. Polyp có thể xuất hiện ở đa đối tượng, không có tỉ lệ khác biệt giữa nam và nữ.
Trong cộng đồng, tỉ lệ mắc polyp túi mật rơi vào khoảng 0.03% đến 9%. Polyp xuất hiện với nhiều hình dáng khác nhau, nhưng được xác định là đa phần lành tính. Các kích thước polyp túi mật phổ biến là:
– Polyp túi mật kích thước dưới 10mm. Đa phần người mới có polyp ở kích thước này đều an toàn.
– Polyp túi mật kích thước 20 – 40mm, thường vừa có polyp vừa có sỏi túi mật. Đa phần polyp kèm sỏi thường có chỉ định cắt bỏ.
Thống kê cho biết, khoảng 92% polyp túi mật là các khối cholesterol tích tụ lại khi túi mật hoạt động kém. Các loại polyp thuộc nhóm này thường lành tính, không nguy hiểm và không tiến triển thành ung thư. Nếu các polyp này phát triển với kích thước lớn sẽ gây cản trở lưu thông ở dịch mật. Người bệnh có thể bị rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện như đau hạ sườn, chướng bụng, đau bụng… Người bệnh cũng có nguy cơ bị viêm túi mật, tắc mật khi có polyp kèm sỏi mật. Đồng thời, sự phát triển quá nhanh về kích thước có thể là biểu hiện từ lành tính chuyển sang ác tính. Người bệnh cũng có thể bị vàng da do tắc mật hoặc viêm tụy…
8% polyp túi mật còn lại có nguy cơ phát triển thành ung thư với hình dạng khác lạ. Kích thước thường lớn hơn 10mm. Sau khi được thăm khám và phát hiện có biểu hiện lạ, các polyp ác tính hoặc nguy cơ ác tính sẽ có chỉ định cắt bỏ ngay.
2. Polyp túi mật và cách điều trị hiệu quả
2.1. Polyp túi mật và cách điều trị phẫu thuật
Phẫu thuật điều trị túi mật áp dụng trong những trường hợp:
– Kích thước polyp kích thước lớn từ 20mm – 40mm, gây đau
– Polyp phát triển nhanh về số lượng, kích thước trong thời gian ngắn
– Polyp có hình dáng bất thường như chân lan rộng, xù xì, gai góc
– Polyp đi kèm sỏi túi mật, polyp đa nhân
Phẫu thuật cắt bỏ polyp khá đơn giản, được thực hiện nhằm mục đích ngăn ngừa tiến triển ung thư. Có cắt bỏ hay không sẽ phụ thuộc vào chỉ định cũng như kết quả thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng. Thực tế, polyp túi mật thường không phải cắt bỏ. Với những polyp có kích thước nhỏ dưới 1cm, chỉ có chỉ định theo dõi định kỳ và cải thiện chế độ ăn uống.
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng, dấu hiệu polyp đại tràng
2.2. Polyp túi mật và cách điều trị qua ăn uống
Đa phần polyp túi mật được theo dõi định kỳ và kết hợp với chế độ ăn uống để cải thiện các triệu chứng bệnh nếu có. Nếu người bệnh duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý thì polyp hầu như không gây ảnh hưởng gì khi lành tính.
Các thực phẩm cần bổ sung là:
– Cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất hằng ngày. Trong đó cần chú ý bổ sung hoa quả nhiều vitamin, đặc biệt là các nhóm B, C, D… Nhóm vitamin này giúp tăng cường sức khỏe gan mật, ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các polyp túi mật.
– Cung cấp nhiều rau xanh, củ quả giàu chất xơ để giúp ngăn ngừa sự hấp thu chất béo ở ruột. Từ đó giảm áp lực cho thành ruột, giảm bớt các dấu hiệu đau bụng, khó tiêu, chướng bụng do polyp.
– Nên dùng các nguồn chất béo từ thực vật như dầu oliu, hạnh nhân.
– Bổ sung các loại quả như hạt óc chó.. Nên ăn cơm gạo lứt cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa và túi mật.
Cần tránh xa các loại thực phẩm như:
– Đối với chất béo, các loại như mỡ động vật, đồ chiên rán dầu mỡ, thức ăn nhanh… đều cần hạn chế để giúp hệ tiêu hóa hoạt động nhẹ nhàng hơn.
– Đặc biệt tránh xa các loại thực phẩm chứa cholesterol cao như lòng đỏ trứng, các loại nội tạng động vật… Đây là các chất làm tăng nguy cơ mắc polyp và tăng kích thước polyp.
– Không sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa đường hóa học và các loại tinh bột tinh chế.
>>>>>Xem thêm: Sau khi mổ nội soi nên ăn gì?
Lưu ý lịch tái khám và siêu âm định kỳ:
Ngoài việc chú ý cải thiện ăn uống, người mắc polyp túi mật không nên chủ quan khi có chẩn đoán lành tính. Cần chú ý lịch tái khám và siêu âm định kỳ để theo dõi diễn biến phát triển của polyp. Thông thường:
– Polyp nhỏ hơn 6mm thường kiểm tra 6 – 9 tháng/1 lần
– Polyp từ 10mm trở lên nên khám sớm hơn. Tầm khoảng 3 tháng/1 lần.
Đặc biệt nếu có các dấu hiệu như đau hạ sườn phải nhiều lần trong ngày, hay nôn, sốt… thì cần đến bệnh viện để thăm khám ngay.
Polyp túi mật và cách điều trị là không quá phức tạp vì đa phần là lành tính. Tuy nhiên, nếu polyp túi mật nếu phát triển thành ác tính sẽ là nguồn đe dọa đến tính mạng người bệnh. Do đó người bệnh cũng không nên quá chủ quan, cần chú ý theo dõi theo chỉ định của bác sĩ. Khi gặp các triệu chứng đau bất thường vùng bụng cần đi khám ngay tại cơ sở uy tín.